1. Trang Chủ
  2. ///

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2024 Online Môn Sử Sở GD Vĩnh Phúc Lần 1

Xem thêm đầy đủ hơn Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2024 Online Môn Sử Sở GD Vĩnh Phúc Lần 1 tại: https://tusach.vn/tai-lieu-hoc-tap/trai-nghiem/de-thi-thu-tot-nghiep-thpt-2024-online-mon-su-so-gd-vinh-phuc-lan-1

Đề Kiểm Tra: Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2024 Online Môn Sử Sở GD Vĩnh Phúc Lần 1

Câu 1:

Năm 1967, sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, trang 31.Cách giải:Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời.Chọn D.
Câu 2:

Về chính trị, chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 – 1931.Cách giải:Về chính trị, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 – 1931) đã thực hiện chính sách thành lập các đổi tự vệ đỏ.Chọn B.
Câu 3:

Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng  khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, trang 66.Cách giải:* Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX:- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học – kỹ thuật lần II vàcách mạng công nghệ bùng nổ.Chọn A.
Câu 4:

Về đối ngoại, từ năm 1945 đến năm 1991, Mĩ đạt được kết quả nào sau đây?

Phương pháp:Nhận xét.Cách giải:Về đối ngoại, từ năm 1945 đến năm 1991, Mĩ đạt được một số kết quả sau:- Góp phần đưa đến sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.- Lôi kéo nhiều quốc gia đồng minh phụ thuộc vào Mĩ, đặc biệt là các nước Tây Âu, có ảnh hưởng ở Tây Âu.- Mĩ cũng có sự ảnh hưởng ở châu Á và Mĩ Latinh thông qua việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.Chọn B.
Câu 5:

Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Tây Âu.Cách giải:Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, trên thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.Chọn A.
Câu 6:

Nội dung nào sau đây là chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Hoạt động của Phan Châu Trinh.Cách giải:Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh là: Biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đế đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.Chọn C.
Câu 7:

Sự kiện nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923- 1924?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.Cách giải:Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Sự kiện gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 – 1924 là việc tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.Chọn D.
Câu 8:

Trong giai đoạn 1939-1945, nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.Cách giải:Trong giai đoạn 1939-1945, nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc.Chọn A.
Câu 9:

Sự kiện nào sau đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?

Phương pháp:Giải thích.Cách giải:Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản:- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng. Khuynh hướng này thất bại cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanhniên, sự phát triển của phong trào công nhân đưa tới thành lập ba tổ chức cộng sản (1929). Đầu năm 1930, các tổ chức cộng sản được hợp nhất lại thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.=> Vì vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Kể từ đây, cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ.Chọn A.
Câu 10:

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925), giai cấp tư sản có mục tiêu đấu tranh chủ yếu nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.Cách giải:Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vừa ra đời đã bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với tư bản Pháp. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 là một số quyền lợi về kinh tế.Chọn B.
Câu 11:

Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây (diễn ra từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, trang 62.Cách giải:Hiệp định thiết lập quan hệ giữa hai nhà nước Đức được kí kết là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX.Chọn D.
Câu 12:

Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân chủ 1936 – 1939.Cách giải:Đòi hòa bình cho nhân dân là hoạt động diễn ra trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.Chọn C.
Câu 13:

Nội dung nào sau đây là một trong những điểm hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12 trang 95.Cách giải:Một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) là chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương, không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.Chọn D.
Câu 14:

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân chủ 1936 – 1939.Cách giải:Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi là Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.Chọn D.
Câu 15:

Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện chủ quan thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Phương pháp:Suy luận.Cách giải:Sự trưởng thành của lực lượng xã hội là một trong những điều kiện chủ quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh.Chọn B.
Câu 16:

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời trong phong trào nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa.Cách giải:Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.Chọn D.
Câu 17:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Cần vương (1885-1896) ở Việt Nam là

Phương pháp:Suy luận dựa trên phong trào Cần vương (1885 – 1896).Cách giải:Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Cần vương (1885-1896) ở Việt Nam là đấu tranh vũ trang.Chọn B.
Câu 18:

Nội dung nào sau đây là điều kiện dẫn đến bùng nổ cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)?

Phương pháp:Suy luận. 11Cách giải:Nhật đảo chính lật đổ Pháp là điều kiện dẫn đến bùng nổ cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945).Chọn C.
Câu 19:

Nhiệm vụ nào sau đây không được đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?

Phương pháp:Phân tích, loại trừ.Cách giải:- Dựa vào tình hình cụ thể của nước Nga trên các mặt chính trị, kinh tế và xã hội từ sau cách mạng 1905 – 1907 đến đầu năm 1917 có thể thấy các đáp án A, B, C đều là nhiệm vụ đặt ra cho Cách mạng tháng Hai năm 1917.- Đáp án D là nhiệm vụ của cách mạng tháng Mười, trong Luận cương tháng Tư của Lênin đã đề ra nhiệm vụ chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản (Cách mạng tháng Hai) sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa.Chọn D.
Câu 20:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), quốc gia nào sau đây giữ vai trò chủ yếu trong việc đánh bại quân đội phát xít Đức ở châu Âu?

Phương pháp:Suy luận.Cách giải:Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Liên Xô giữ vai trò chủ yếu trong việc đánh bại quân đội phát xít Đức ở châu Âu.Chọn B.
Câu 21:

Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực dựa vào lực lượng chủ lực nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng.Cách giải:Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm chủ lực.Chọn A.
Câu 22:

Ở Việt Nam, giai cấp nào sau đây ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, trang 78.Cách giải:Ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp.Chọn B.
Câu 23:

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973?

Phương pháp:Suy luận dựa trên nội dung Nhật Bản. 12Cách giải:Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật bản giai đoạn 1952-1973.Chọn A.
Câu 24:

Quốc gia nào sau đây mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.Cách giải:Ai Cập mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).Chọn B.
Câu 25:

Yếu tố chủ yếu nào sau đây dẫn đến những chuyển biến mới của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Phương pháp:Phân tích, suy luận.Cách giải:Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến những chuyển biến mới của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).Chọn C.
Câu 26:

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925), tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam có hoạt động nào sau đây?4

Phương pháp:Phân tích dựa trên kiến thức về phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 – 1930.Cách giải:Trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến năm 1925 ở Việt Nam, tiểu tư sản có hoạt động xuất bản báo chí. Các hoạt động của tiểu tư sản trí thức: hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ:+ Tổ chức chính trị: như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh, …)+ Báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…+ Nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).+ Cao trào yêu nước dân chủ công khai: như đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); để tang cụ Phan Chu Trinh.Chọn A.
Câu 27:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, trang 10.Cách giải:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bắt tay khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH trong hoàn cảnh đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt, Mĩ và các nước đế quốc ra sức chống phá.Chọn D.13
Câu 28:

“Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc)” là nguyên tắc hoạt động của tổ chức nào sau đây?

Phương pháp:SGK Lịch sử 12, nội dung Liên hợp quốc.Cách giải:“Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc)” là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.Chọn C.
Câu 29:

Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp:Tìm điểm tương đồng.Cách giải:Làm thất bại sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Chọn C.
Câu 30:

Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt nào sau đây so với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Phương pháp:Tìm điểm khác biệt.Cách giải:So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt là: Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực, hình thành Liên minh thống nhất giữa nhiều nước thành viên và có sự thống nhất về thị trường (đồng Euro ra đời năm 2002).Chọn C.
Câu 31:

Ở Việt Nam, các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo có điểm chung nào sau đây?

Phương pháp:Suy luận, tìm điểm chung.Cách giải:Ở Việt Nam, các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đều có điểm chung phản ánh nghệ thuật giành thắng lợi từng bước của cách mạng Việt Nam.Chọn C.
Câu 32:

Trong giai đoạn 1930-1945, sự ra đời của Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đã chứng tỏ

Phương pháp:Nhận xét.Cách giải:Trong giai đoạn 1930-1945, sự ra đời của Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đã chứng tỏ nhân tố góp phần thắng lợi cách mạng là đoàn kết dân tộc.Chọn C.
Câu 33:

Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

Phương pháp:Phân tích, suy luận.Cách giải:Thành lập được nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Việt Nam là nội dung phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.Chọn A.
Câu 34:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

Phương pháp:Nhận xét.Cách giải:Chuẩn bị điều kiện trực tiếp cho việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.Chọn C.
Câu 35:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng một trong những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Phương pháp:Phân tích, suy luận.Cách giải:Nội dung đáp án B: Phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giành chính quyền không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.Chọn B.
Câu 36:

Điểm chung trong hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc thời kì 1919-1923 và thời kì 1924-1927 là

Phương pháp:Tìm điểm chung.Cách giải:Điểm chung trong hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc thời kì 1919-1923 và thời kì 1924-1927 là sử dụng vai trò của báo chí để truyền bá lí luận cách mạng.Chọn A.
Câu 37:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm chung nào sau đây?

Phương pháp:Tìm điểm chung.Cách giải:Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm chung đó là Đề cao việc phát huy quyền tự quyết của dân tộc trong cách mạng.5Chọn A.
Câu 38:

Nội dung nào sau đây là chuyển biến về kinh tế của Việt Nam qua hai đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương?

Phương pháp:Phân tích, suy luận.Cách giải:- Chọn đáp án D: Cơ sở hạ tầng được cải thiện phục vụ mục đích kinh tế và quân sự của chính quyền thực dân.- Cơ sở hạ tầng được cải thiện phục vụ mục đích kinh tế và quân sự của chính quyền thực dân là chuyển biến về kinh tế Việt Nam qua hai đợt khai thác thuộc địa (1897 -1914 và 1919 – 1929) của thực dân Pháp.Chọn D.
Câu 39:

Thực tiễn các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX cho thấy

Phương pháp:Suy luận.Cách giải:Từ thực tiễn của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến đầu năm 1930 đã cho thấy lực lượng xã hội mới hầu hết đều trở thành lực lượng tham gia cách mạng.Chọn B.
Câu 40:

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929?

Phương pháp:Phân tích, suy luận.Cách giải:- Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 là do: Lí luận giải phóng dân tộc và giai cấp được truyền bá trong phong trào yêu nước.- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:+ Chủ trương vô sản hóa được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên được đưa ra và thực hiện vào năm 1928; trong khi đó, Đại hội lần thứ nhất của Hội diễn ra vào tháng 3/1929.+ Chính đảng vô sản của Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930.+ Phong trào vô sản hóa do tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện.Chọn D.

Các lựa chọn đã được chọn:

Kết quả: 

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
  • Câu 10
  • Câu 11
  • Câu 12
  • Câu 13
  • Câu 14
  • Câu 15
  • Câu 16
  • Câu 17
  • Câu 18
  • Câu 19
  • Câu 20
  • Câu 21
  • Câu 22
  • Câu 23
  • Câu 24
  • Câu 25
  • Câu 26
  • Câu 27
  • Câu 28
  • Câu 29
  • Câu 30
  • Câu 31
  • Câu 32
  • Câu 33
  • Câu 34
  • Câu 35
  • Câu 36
  • Câu 37
  • Câu 38
  • Câu 39
  • Câu 40

Đáp án: Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2024 Online Môn Sử Sở GD Vĩnh Phúc Lần 1

Đáp án câu 1:
D
4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời.
Đáp án câu 2:
B
2. Lập đội tự vệ đỏ.
Đáp án câu 3:
A
1. Sự với cạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án câu 4:
B
2. Góp phần làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đáp án câu 5:
A
1. Nhật Bản.
Đáp án câu 6:
C
3. Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua.
Đáp án câu 7:
D
4. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
Đáp án câu 8:
A
1. Giành độc lập dân tộc.
Đáp án câu 9:
A
1. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Đáp án câu 10:
B
2. Đòi quyền lợi kinh tế.
Đáp án câu 11:
D
4. Hiệp định thiết lập quan hệ giữa hai nhà nước Đức được kí kết.
Đáp án câu 12:
C
3. Đòi hoà bình cho nhân dân.
Đáp án câu 13:
D
4. Không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Đáp án câu 14:
D
4. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
Đáp án câu 15:
B
2. Sự trưởng thành của lực lượng xã hội.
Đáp án câu 16:
D
4. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
Đáp án câu 17:
B
2. đấu tranh vũ trang.
Đáp án câu 18:
C
3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên to Đông Dương.
Đáp án câu 19:
D
4. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đáp án câu 20:
B
2. Liên Xô.
Đáp án câu 21:
A
1. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ.
Đáp án câu 22:
B
2. Tư sản.
Đáp án câu 23:
A
1. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Đáp án câu 24:
B
2. Ai Cập.
Đáp án câu 25:
C
3. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
Đáp án câu 26:
A
1. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
Đáp án câu 27:
D
4. Mĩ và các nước đế quốc ra sức chống phá.
Đáp án câu 28:
C
3. Liên hợp quốc.
Đáp án câu 29:
C
3. Làm thất bại sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Đáp án câu 30:
C
3. Liên kết các quốc gia trong cùng một hệ thống chính trị.
Đáp án câu 31:
C
3. Phản ánh nghệ thuật giành thắng lợi từng bước của cách mạng Việt Nam.
Đáp án câu 32:
C
3. nhân tố góp phần thắng lợi cách mạng là đoàn kết dân tộc.
Đáp án câu 33:
A
1. Thành lập được nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Việt Nam.
Đáp án câu 34:
C
3. Chuẩn bị điều kiện trực tiếp cho việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Đáp án câu 35:
B
2. Phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giành chính quyền.
Đáp án câu 36:
A
1. sử dụng vai trò của báo chí để truyền bá lí luận cách mạng.
Đáp án câu 37:
A
1. Đề cao việc phát huy quyền tự quyết của dân tộc trong cách mạng.
Đáp án câu 38:
D
4. Cơ sở hạ tầng được cải thiện phục vụ mục đích kinh tế và quân sự của chính quyền thực dân.
Đáp án câu 39:
B
2. lực lượng xã hội tiến bộ tiếp nhận những khuynh hướng cứu nước mới.
Đáp án câu 40:
D
4. Có sự kết hợp giữa lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân trên cả nước.

Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

YÊU CẦU TÀI LIỆU