Khi quân Nhật vào Đông Dương (1940), Pháp buộc phải để cho Nhật
4. sử dụng các phương tiện giao thông.
Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới nền kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90?
4. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
Sự kiện thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925) là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
2. Trung Quốc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh trong bối cảnh thuận lợi nào sau đây?
3. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ở Việt Nam, Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập trên cơ sở tổ chức cách mạng nào sau đây?
1. Tân Việt Cách mạng đảng.
Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại vì lí do nào sau đây?
2. Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
Tháng 5 – 1972, để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới, tổng thống Mĩ đã tới thăm quốc gia nào sau đây?
1. Liên Xô.
Vào tháng 4 – 1904 tại Quảng Nam (Việt Nam), Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông đã thành lập
1. Hội Duy Tân.
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925 với giai đoạn 1926 – 1929?
2. Bãi công là hình thức đấu tranh đặc trưng.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
2. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Một trong những thay đổi căn bản của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
3. sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức nào sau đây trong hơn nửa thế kỉ XX trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
4. Liên Hợp Quốc.
Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vì lí do nào sau đây?
4. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít ngày càng rõ ràng.
Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?
4. Sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên.
Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm tương đồng nào sau đây?
3. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện nào sau đây dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ?
2. Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001.
Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam không có lực lượng nào sau đây?
3. Đại địa chủ và tư sản mại bản.
Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
4. góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới.
Sau khi khẳng định con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản (1920), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị điều kiện nào sau đây cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
4. Tư tưởng, chính trị.
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) đã
1. thông qua Luận cương chính trị.
Ở khu vực Đông Nam Á, nước nào sau đây ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (8 – 1999)?
3. Đông Timo.
Nước Nga trở thành nước Cộng hoà là kết quả đạt được của cuộc cách mạng nào sau đây?
1. Cách mạng tháng Hai.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930 ở Việt Nam?
2. Khuynh hướng tư sản và vô sản cùng hoạt động để giải quyết nhiệm vụ: dân tộc, dân chủ.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì lí do nào sau đây?
3. Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874, trận đánh nào sau đây của nhân dân Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn?
1. Cầu Giấy.
“Với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ hai” là nội dung kế hoạch nào sau đây mà Mĩ đã thực hiện?
4. Kế hoạch Mácsan (6 - 1947).
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
1. công nhân.
Lý do nào sau đây là cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương đấu tranh mới trong giai đoạn từ 1936 – 1939?
2. Những chuyển biến tình hình trong nước và thế giới.
Nội dung nào sau đây không phải là phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953?
3. Phục vụ đồng bào.
Trong giai đoạn 1945 – 1954, sự kiện nào sau đây đã làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
3. Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
4. Phát huy thế chủ động tấn công địch.
Chính sách về chính trị thực hiện ở Việt Nam trước ngày 9- 3 – 1945 phản ánh âm mưu nào sau đây của phát xít Nhật?
1. Tránh mũi nhọn đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội Việt Nam đã tấn công vào vị trí
1. Đông Khê.
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) thực dân Pháp có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
2. Gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ.
Cuối 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự nào sau đây trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương?
1. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.
Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam?
4. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Để giải quyết nạn dốt, nhiệm vụ nào sau đây được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
3. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
Nội dung nào sau đây phản ánh tính chủ động của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
2. Chủ động tiến công và tiến công chiến lược trên mặt trận quân sự.
Nhận xét nào sau đây thể hiện mục đích của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Namtrong giai đoạn 1930 – 1945?
3. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, triệt để phân hóa kẻ thù.
Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945 chứng tỏ
2. hoàn chỉnh quá trình chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám.
Kết quả:
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.