Sự kiện có tính đột phá làm xói mòn trật tự hai cực Ianta là
4. cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
Mục tiêu của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là gì?
4. Giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.
Hiệp ước Bali (2-1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
2. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
2. chính thức có hiệu lực.
Các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” vào tháng 11/2007 nhằm
2. xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.
Phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
3. Khởi nghĩa Hương Khê.
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức chủ yếu nào sau đây?
4. Đấu tranh vũ trang.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
3. góp phần thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều
3. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập.
Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh sự chuyển biến như thế nào trong nhận thức của nhân loại về vấn đề hòa bình?
3. Đây là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại.
Điểm khác nhau về nhiệm vụ của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào những năm 1954-1970 là
2. thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
Nội dung nào sau đây thể hiện điểm chung trong phong trào đấu tranh của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XX?
1. Giành được độc lập.
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động nào sau đây?
2. Phạm vi ảnh hưởng của các nước đế quốc bị thu hẹp.
Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là
4. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
Sau khi giành độc lập, Ấn Độ thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây?
3. Hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
Thành tựu đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 – 1950) có ý nghĩa nào sau đây?
3. Tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
2. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới là
4. Trung Quốc.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội của những nước nào sẽ đóng quân ở Đức?
2. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.
Biến đổi nào dưới đây của khu vực Đông Bắc Á không chịu tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1947)?
2. Nội chiến ở Trung Quốc.
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc là
1. Hội đồng bảo an.
Trật thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự thế giới hai cực Ianta đều
3. không chú ý đến lợi ích các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành
3. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
3. Diễn ra liên tục, sôi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
1. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
1. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.
Khu vực Đông Bắc Á, nước nào được mệnh danh là “con rồng” kinh tế Châu Á?
2. Hàn Quốc.
Trật tự hai cục Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thể hàng đầu của hai cường quốc nào?
4. Liên Xô và Mĩ.
Nội dung nào phản ánh không đúng về ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
4. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc đứng thứ hai thế giới.
Nội dung nào dưới đây phản ánh vai trò của Liên Xô trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
4. Là lực lượng đi đầu, nòng cốt và là thành trì của hòa bình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc đã
3. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
Tháng 12 – 1993, Hiến pháp liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế
4. Tổng thống liên bang.
Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chưa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
3. Liên Xô tôn trọng quyết định của Hội nghị Ianta.
Phan Châu Trinh là đại diện tiêu biểu cho xu hướng đấu tranh nào sau đây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
3. Cải cách.
Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu
3. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản sụp đổ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
4. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời.
Từ năm 1950 đến giữa những năm 70, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ quốc tế?
3. Góp phần thất bại “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
1. bước vào giai đoạn kết thúc.
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
2. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
Trong công cuộc cải cách – mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
4. Là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
Kết quả:
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.