Mâu Tử: Lý Hoặc Luận - Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng (nghiên cứu và phiên dịch)
Mâu Tử (chữ Hán: 牟子) tên thật là Mâu Bác (牟博). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì ông là một trong số ít người đầu tiên ở nước ngoài đến Giao Châu (vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay) tu học và khai truyền đạo Phật tại đây.
Trước tác nổi tiếng của Mâu Tử là cuốn Lý Hoặc Luận, viết bằng chữ Hán. Sách gồm 37 câu hỏi đáp giữa tác giả và những người theo Đạo Nho (chủ yếu) và Đạo Lão (số câu ít hơn, chỉ từ câu 29 trở đi).
"Tại Việt Nam người đầu tiên dịch trọn vẹn tác phẩm này là Lê Mạnh Thát. Là người tiên phong, ông khó tránh những sơ suất trong phiên dịch mà chúng tôi sẽ chỉ ra trong bản dịch này. Tại phương Tây, Paul Pelliot là người đầu tiên dịch trọn vẹn Lý hoặc luận sang tiếng Pháp, cũng như John Keenan dịch toàn bộ Lý hoặc luận sang tiếng Anh. Chúng tôi tham khảo một số bản dịch sang Trung văn (có sẵn trên mạng) nhưng hầu hết đều sai sót rất nhiều và không hề giải thích hay chú thích lý do tại sao lại dịch như vậy. Bản thân Mâu tử là người dùng nhiều từ cổ, cộng thêm hiện tượng sao chép nhiều lần, điều này gây khó khăn cho người dịch không ít, mặc dù ý nghĩa thì rất rõ ràng".
"Quan điểm của chúng tôi rất đơn giản và không "treo" vào quá nhiều sự kiện đòi hỏi được kiểm chứng. Nếu chấp nhận thời điểm sáng tác của Lý hoặc luận khoảng thế kỷ thứ 5 thì chẳng cần phải gắn nó với một truyền thống Phật giáo (như Pelliot và Lê Mạnh Thát) hay với một cuốn kinh (như Maspéro) vì vào thế kỷ thứ 5 tri thức Phật giáo chẳng còn xa lạ gì với Trung Quốc và mọi chi tiết liên quan đến Phật giáo trong tác phẩm Lý hoặc luận đòi hỏi phải được giải thích trên cơ sở phương pháp luận thông diễn tư tưởng Phật giáo của thời kỳ này, tức phương pháp "cách nghĩa" 格 義 mà Đạo An (314-385) và Huệ Viễn (334-416) là hai đại biểu nổi tiếng nhất". Đạo An là tăng sĩ Trung Quốc đầu tiên dùng "cách nghĩa" để giải thích tư tưởng Phật giáo. Huệ Viễn là người chủ trương "thần bất diệt luận" mà Mâu tử lập lại. Đây chính là phương pháp thuyên giải tư tưởng Phật Giáo của chính Mâu tử: dùng Nho giáo và Đạo giáo để giải thích Phật Giáo. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Lý hoặc luận ra đời vào thời gian này (cuối thế kỷ thứ 4 và đầu thế kỷ thứ 5)".
Thông Tin TS. Dương ngọc Dũng
TS. Dương ngọc Dũng sinh năm 1956, hiện là giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn - TP.HCM.
Ông tốt nghiệp cử nhân Anh văn năm 1980, tốt nghiệp đại học Canberra (Úc) năm 1989, chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (Graduate Diploma). Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Đông Á học tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001, tốt nghiệp MBA của United Business Institute (Bỉ) năm 2007.
Ngoài ra, ông từng giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn như Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự Mỹ, Úc, New Zealand, Bộ Kế hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài chánh, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore.
Vào năm 2016, TS. Dương Ngọc Dũng đã hướng dẫn Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama thăm chùa Ngọc Hoàng.
Các tác phẩm đã xuất bản:
Kinh dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (NXB Khoa học Xã hội, 1999)
Triết giáo Đông Phương (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2003)
Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2004)
Bút kiếm Kim Dung (NXB Văn học, 2005)
Đường vào triết học (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006)
Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học (NXB Hồng Đức, 2016)
Tôn Giáo Nhìn Từ Viễn Cảnh Xã Hội Học được biên soạn nhằm mục tiêu giúp sinh viên chuyên ngành Tôn Giáo Học có thêm được một số tư liệu chuyên ngành Xã Hội Học Tôn Giáo để có thể đi sâu hơn vào lãnh vực nghiên cứu tôn giáo.
Theo tác giả, điểm đặc thù chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo là đặt câu hỏi tại sao của một nhóm người nào đó (chứ không phải một cá nhân nào đó) lại thực hiện một nghi lễ nào đó, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà không phải là một nhóm khác, hay một nghi lễ khác, và đâu là các ảnh hưởng của văn hóa, cấu trúc xã hội, bối cảnh kinh tế đối với các hành vi tôn giáo của nhóm đó. Không hẳn chỉ tập trung nghiên cứu các giáo phái, các hành vi phi tôn giáo, phủ nhận, thậm chí chống đối tôn giáo cũng có thể là chủ đề nghiên cứu của lĩnh vực này. Một vài chủ đề chính của ngành Xã Hội Học Tôn Giáo: Việc phân loại thế nào là giáo phái (sect), tông phái (denomination), tín ngưỡng (cult).
Lịch sử tư tưởng Xã Hội Học Tôn Giáo.Sự cải đạo (conversion): Những lý do xã hội dẫn đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo.Sự xuất hiện các phong trào tôn giáo mới (new religions).Thế tục hóa (secularization) và phản thế tục hóa (desecularization). Sự tái sinh của cái thiêng (the re-emergence of the sacred) ngay giữa lòng những xã hội văn minh vật chất đến cực điểm.
Quyển sách này sẽ là nguồn tư liệu bổ ích không chỉ cho các bạn sinh viên mà còn cho các đồng nghiệp đang giảng dạy cùng một chuyên ngành.
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.