1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả trần kì kính

Tổng hợp sách của tác giả trần kì kính tại KhoSach.com.vn
name

Chúng ta thường nói, gieo tính cách gặt số phận, giáo dục có thể thay đổi cuộc đời con người. Vì vậy, việc nuôi dưỡng các thói quen tốt, phẩm chất tốt từ thời thơ bé đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trong số những điều trẻ cần phải học, giao tiếp dường như là một trong những vấn đề rộng lớn và phức tạp nhất. Để hình thành thói quen giao tiếp tốt cần sự nỗ lực rất nhiều của cả bản thân trẻ lẫn các bậc cha mẹ. Thói quen giao tiếp tốt, “kĩ năng xã hội” (social skill) là một khái niệm then chốt. Cái gọi là “kĩ năng xã hội” chỉ tổng hòa các khả năng cần thiết để trẻ có thể giải quyết các vấn đề trong giao tiếp hằng ngày, ví dụ như động lực tâm lí của trẻ (tính khí, tình cảm, khả năng cảm xúc); giao tiếp giữa các cá nhân (tình cảm mẹ con, tương tác cha con, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò); tự ý thức (tự nhận thức, tự tin, tự kiểm soát, thiên hướng giới tính); giải quyết vấn đề (Kĩ năng giao tiếp bằng lời nói và kĩ năng vận động, tự chăm sóc bản thân, chia sẻ và hợp tác, xử lí tranh chấp và xung đột, tấn công và can thiệp)… Đây không chỉ là một kĩ năng mà còn là một phương diện quan trọng trong sự phát triển xã hội của trẻ. Việc nuôi dưỡng “kĩ năng xã hội” và hình thành thói quen tốt của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ ngày một hoàn thiện, biểu hiện thành những cảm xúc tích cực, để có thể cân bằng hài hòa các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống, phát triển thành khả năng tự nhận thức lành mạnh, quan hệ nhân sinh hài hòa và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong giao tiếp đề cập đến những thói quen hành vi vô cùng quan trọng và thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như lạc quan, chấp nhận bản thân, chấp nhận sự khác biệt, quan tâm đến người khác, kiểm soát cảm xúc, tự tin, chia sẻ, hợp tác. Bằng hình thức kể chuyện vừa sinh động, thú vị, lại giàu ý nghĩa giáo dục, cuốn sách đã mở ra một cánh cửa tươi sáng cho trẻ và gia đình của trẻ. Việc nuôi dưỡng thói quen giao tiếp cho trẻ chịu ảnh hưởng bởi gia đình và các tổ chức giáo dục cũng như các phương tiện truyền thông trong xã hội. Các thói quen tốt ở trẻ cũng là một biểu hiện quan trọng của “gia đình tốt, nếp nhà tốt, giáo dục gia đình hiệu quả”. Một điểm rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng thói quen giao tiếp tốt cho trẻ là phải biết kết hợp hài hòa giữa việc dạy cho trẻ và để trẻ tự nhận thức qua các tình huống của cuộc sống thường ngày. Vì vậy, trước hết bố mẹ phải là tấm gương tốt cho trẻ, việc bố mẹ và con cùng nuôi dưỡng thói quen tốt là điều vô cùng quan trọng.

name

Từ thời khắc con trẻ cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ đã chăm chút cho con ăn, uống, vệ sinh, ngủ, nghỉ; con khỏe con vui là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả gia đình. Trẻ dần dần lớn lên, nỗi lo lắng của cha mẹ cũng vì thế mà tăng lên: buổi tối 11, 12 giờ trẻ mới chịu đi ngủ, sáng không dậy nổi; trẻ không chịu uống nước lọc, chỉ đòi uống nước ngọt; trẻ kén chọn thức ăn, khi ăn không chịu ngồi yên; trẻ hay bị táo bón, liền mấy ngày không thấy đi ngoài; trẻ thích ăn vặt mà không chịu đánh răng, sâu răng trầm trọng... Thói quen tốt là tài sản quý báu của cả cuộc đời, thói quen xấu là món nợ của cả cuộc đời. Nuôi dưỡng thói quen tốt từ nhỏ có lợi cho cả cuộc đời sau này của trẻ. Một việc nhỏ tưởng chừng như không quan trọng lại ảnh hưởng đến cả cuộc đời con người.

Trẻ có thể ăn vặt, nhưng đồ ăn vặt chỉ nên là sữa, hoa quả và chút ít thực phẩm lành mạnh làm từ ngũ cốc; bữa ăn vặt chỉ được ăn trước bữa chính hai tiếng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến bữa chính của trẻ. Kết cấu bữa ăn không hợp lí, không đủ rau xanh và hoa quả dễ khiến trẻ bị táo bón; rửa tay đúng cách có thể giảm bớt 30-50% nguy cơ bệnh tật; giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự sống của con người, quan trọng ngang bằng với ăn uống và hít thở; phải đề phòng huyết áp cao ngay từ khi còn thơ bé, biện pháp tốt nhất là hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể... Nhưng, làm thế nào để các bậc cha mẹ truyền đạt những suy nghĩ và kiến thức này đến trẻ?

Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong cuộc sống này đã đưa ra những phương thức truyền đạt khiến trẻ vui vẻ và dễ dàng tiếp nhận những lời dạy bảo, với những câu chuyện thú vị khiến người đọc không nhịn được cười; hoặc ngây ngô non nớt khiến người đọc cảm thấy ấm áp; hoặc tưởng tượng thần bí khiến người đọc hồi hộp... Đọc những câu chuyện ấy, bạn cũng cảm thấy mình như trở thành một đứa trẻ, nhìn thấy những câu chuyện xảy ra với chính mình hoặc ngay bên cạnh mình. Kể về những kiến thức bách khoa mà chẳng khác nào xuất khẩu thành thơ; chơi trò chơi cùng độc giả, để tình cờ hóa giải những vấn đề thường gặp trong đời sống của con trẻ. Phương thức nuôi dưỡng thói quen này thật nhẹ

nhàng, hứng thú, không giáo điều, không khô khan, chắc chắn sẽ được con trẻ đón nhận. Không khó để phát hiện ra, trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Trẻ chưa có kỉ luật cần phải được gia đình (đặc biệt là bố mẹ) giúp đỡ, làm mẫu các thói quen tốt trong cuộc sống, rồi góp nhặt từng ngày mà thành. Xây dựng các quy tắc cho trẻ, tạo lập tấm gương, giúp đỡ trẻ từng ngày từng ngày học cách sống vui, sống khỏe mới là biện pháp khoa học, mới là tình yêu thực sự!

Mong rằng mỗi trẻ và mỗi gia đình đều có thể nuôi dưỡng nên những thói quen tốt trong cuộc sống.

1

Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

YÊU CẦU TÀI LIỆU