1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả paul giran

Tổng hợp sách của tác giả paul giran tại KhoSach.com.vn
name

Combo Tâm Lý Dân Tộc An Nam + Hội Kín Xứ An Nam (Bộ 2 Cuốn)

1. Hội Kín Xứ An Nam

Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.

Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.

Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:

“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.

Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam [...]” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.

Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.

Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)

Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.

Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.

Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.

TÁC GIẢ: Georges Coulet

Ông là tiến sĩ, từng dạy ở Trường Pétrus Ký, Sài Gòn. (Trong hồi ký của GS. Trần Văn Khê từng nhắc đến “thầy Coulet”).

Ngoài Hội kín xứ An Nam, ông còn là tác giả của những tác phẩm như:

- L'Organisation matérielle du théâtre populaire chez les Annamites (tạm dịch: Tổ chức vật chất của một gánh hát bội An Nam), năm 1926; nguyên là luận án bổ sung cho bằng tiến sĩ văn chương được trình lên Khoa Văn chương Trường Đại học Paris

- Le théâtre annamite classique (tạm dịch: Sân khấu An Nam dân gian), năm 1928

- Cultes et religions de l'Indochine annamite (tạm dịch: Huyền thuật và tôn giáo của người An Nam trên bán đảo Đông Dương), năm 1929

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.

Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?

Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.

Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:

a) Phép thuật qua các biểu tượng,

b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,

c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.

Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.”

– “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges Coulet

2. Tâm Lý Dân Tộc An Nam

Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.

Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài.

Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc - thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ.

Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp.

Như vậy, 115 năm (1904-2019) đã qua đi kể từ thời điểm tác phẩm được xuất bản. Một thế kỷ, với rất nhiều sự kiện, trở thành một quãng độ thích hợp cho sự nhìn nhận của người Việt Nam hiện đại về quá khứ của chính dân tộc mình, để cố gắng hiểu hơn về ông cha mình và những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Sự thấu hiểu có được không chỉ thông qua tài liệu của người Việt mà còn qua “lăng kính” nhìn nhận của người Pháp đương thời, mà dù muốn hay không, đã gắn kết, trên một số phương diện, vào số phận Việt Nam thế kỷ XX.

Giới thiệu Tâm lý dân tộc An Nam trong “Tủ sách Pháp ngữ - Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một tài liệu tham khảo khả tín, góp thêm một tài liệu có ích để tìm hiểu về Tâm lý dân tộc An Nam: đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị", hòng truy nguyên căn tính của một số hiện tượng tâm lý xã hội có thể còn gây nhức nhối cho chúng ta ngày hôm nay.

Ảnh bìa: sử dụng các hình ảnh về người phụ nữ, gánh tuồng… của nhiếp ảnh gia  Émile Gsell (1838-1879).

+TÁC GIẢ:

PAUL GIRAN

Học ở Trường Thuộc địa rồi được bổ nhiệm đến Đông Dương làm việc. Từng là Tham biện Dân sự vụ Đông Dương, sau trở thành Phó công sứ rồi Công sứ, công tác tại nhiều tỉnh Trung kỳ và Bắc kỳ, Lào.

Năm 1904, ông xuất bản tác phẩm Psychologie du peuple annamite (được Étienne Aymonier đề tựa), nhan đề tiếng Việt là Tâm lý dân tộc An Nam – đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, chính trị và xã hội.

Ngoài ra, Paul Giran còn có những tác phẩm: Magie & religion annamites (tạm dịch: Phép thuật và tôn giáo của người An Nam), do Gustave Le Bon đề tựa; De l'éducation des races: étude de Sociologie coloniale (Bàn về giáo dục chủng tộc: nghiên cứu xã hội học thuộc địa); Les origines de la pensée (Các nguồn gốc của tư tưởng); v.v.

name

Tâm Lý Người An Nam

“Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ. Dù cho người Trung Quốc hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ kia, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, luật lệ và tập quán của họ.”

Paul Giran, một quan chức của chính quyền Đông Dương thuộc địa, có tham vọng tường giải tâm lý dân tộc An Nam, bằng một cuộc truy nguyên về cội nguồn dân tộc đó ở đại gia đình dòng giống Mông Cổ chiếm cứ vùng trung tâm châu Á, đánh giá những nhân tố tác động thuộc về môi trường tự nhiên và nhân văn, để rồi đúc kết nên cá tính và tâm hồn bản địa trải qua cuộc tiến hóa dài lâu của lịch sử. Với kiến văn sắc sảo và sự hiểu biết khá phong phú của Paul Giran về lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa Việt Nam, Tâm lý người An nam là một tư liệu có giá trị lịch sử, chí ít là khi đối sánh với tâm lý thực dân cai trị.

name

Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.

Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài.

Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc - thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ.

Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.

Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp.

Như vậy, 115 năm (1904-2019) đã qua đi kể từ thời điểm tác phẩm được xuất bản. Một thế kỷ, với rất nhiều sự kiện, trở thành một quãng độ thích hợp cho sự nhìn nhận của người Việt Nam hiện đại về quá khứ của chính dân tộc mình, để cố gắng hiểu hơn về ông cha mình và những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Sự thấu hiểu có được không chỉ thông qua tài liệu của người Việt mà còn qua “lăng kính” nhìn nhận của người Pháp đương thời, mà dù muốn hay không, đã gắn kết, trên một số phương diện, vào số phận Việt Nam thế kỷ XX.

Giới thiệu Tâm lý dân tộc An Nam trong “Tủ sách Pháp ngữ - Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một tài liệu tham khảo khả tín, góp thêm một tài liệu có ích để tìm hiểu về Tâm lý dân tộc An Nam: đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị", hòng truy nguyên căn tính của một số hiện tượng tâm lý xã hội có thể còn gây nhức nhối cho chúng ta ngày hôm nay.

Ảnh bìa: sử dụng các hình ảnh về người phụ nữ, gánh tuồng… của nhiếp ảnh gia  Émile Gsell (1838-1879).

+TÁC GIẢ:

PAUL GIRAN

Học ở Trường Thuộc địa rồi được bổ nhiệm đến Đông Dương làm việc. Từng là Tham biện Dân sự vụ Đông Dương, sau trở thành Phó công sứ rồi Công sứ, công tác tại nhiều tỉnh Trung kỳ và Bắc kỳ, Lào.

Năm 1904, ông xuất bản tác phẩm Psychologie du peuple annamite (được Étienne Aymonier đề tựa), nhan đề tiếng Việt là Tâm lý dân tộc An Nam – đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, chính trị và xã hội.

Ngoài ra, Paul Giran còn có những tác phẩm: Magie & religion annamites (tạm dịch: Phép thuật và tôn giáo của người An Nam), do Gustave Le Bon đề tựa; De l'éducation des races: étude de Sociologie coloniale (Bàn về giáo dục chủng tộc: nghiên cứu xã hội học thuộc địa); Les origines de la pensée (Các nguồn gốc của tư tưởng); v.v.

1

Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

YÊU CẦU TÀI LIỆU