1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả noriyuki ueda

Tổng hợp sách của tác giả noriyuki ueda tại KhoSach.com.vn
name

Be Here - Sống Với Thực Tại

Sự bám chấp. Tánh Không. Tình yêu thương. Sự hiện hữu. Bạn sẽ nghe đi nghe lại những từ này ở những lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong cuốn sách trí tuệ này.

Đã có nhiều hướng dẫn thực hành Phật giáo và thiền định hướng đến việc có thể “sống với thực tại”. Nhưng điều đó thực sự có nghĩa như thế nào? Liệu đó có nghĩa là hãy có mặt ở đây và bây giờ?

Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về sự bám luyến, ràng buộc – với vật chất, với con người, với ký ức, với những cảm xúc giận dữ và sự oán giận, với những mục tiêu trong tương lai. Bị ràng buộc có nghĩa là bây giờ chúng ta đang không có mặt ở đây; đúng hơn là, chúng ta đang sống ở nơi mà những thứ ràng buộc đang lôi kéo ta đi.

Tánh Không. Liệu đó có phải là chúng ta buông bỏ mọi thứ? Thậm chí là không có những suy nghĩ trong hiện tại? Làm thế nào có thể hiểu được tánh Không để giúp chúng ta có mặt ở đây và bây giờ?

Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói rõ rằng: Nếu chúng ta không biết gì về lịch sử trong quá khứ và nếu chúng ta không có ý thức về tương lai, vậy làm sao chúng ta có thể có được hiện tại?

Trong cuốn sách thảo luận mở này, Đức Đạtlai Lạt-ma nói về bản chất của tánh Không, tình yêu thương, và sự bám chấp – tất cả đều hướng đến mục tiêu cho chúng ta biết: Hãy sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ.

Khi chúng ta sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta có thể thực hành lòng từ bi ở trong thời khắc hiện tại và tập trung vào công bằng xã hội ngay bây giờ. Khi chúng ta có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta không còn bị ràng buộc vào quá khứ của chúng ta, không còn căng thẳng về tương lai, nên sẽ không bị trói buộc với đau khổ.

Sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ – có nghĩa là bạn đang sống với hạnh phúc, bình an và sự trọn vẹn của cuộc sống.

Trích đoạn sách:

SỐNG VỚI THỰC TẠI CÓ MẶT Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ

Thời kỳ mà chỉ có các nhà sư quyết định cách chúng ta thực hành Phật giáo đã qua lâu rồi. Mọi người từ các tầng lớp trong xã hội – nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản trị – nên cùng nhau ngồi lại bàn luận về sự phục hưng của Phật giáo trong thời hiện đại của chúng ta.

Những lời dạy của Đức Phật có hai cấp độ, trí tuệ và các phương tiện thiện xảo – hoặc, nói cách khác, sự hiểu biết về sự thật và các hành động thực tế để có thể sống được với thực tại, có mặt tại đây và bây giờ. “Trí tuệ” là sự hiểu biết về nhân quả, hoặc tánh Không; “phương tiện” đề cập đến hành động bất bạo động, hoặc thực hành từ bi.

Tánh Không là gì? Là sự hiểu biết rằng tất cả các hiện tượng phải được hiểu như là có tương thuộc lẫn nhau. Đây là triết lý cốt lõi trong tư tưởng của Tổ Long Thọ về “trung đạo”. Không có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân.

Quan điểm này trái ngược với niềm tin của Kitô giáo trong việc có một Đấng tạo hóa tạo ra tất cả. Trong Phật giáo, chúng ta cho rằng tất cả vạn vật đều được sinh khởi bởi nhân quả. Hạnh phúc, khổ đau, và các hiện tượng khởi sinh đều do các nguyên nhân cụ thể. Mọi thứ được sinh ra không phải bởi tự chính nó mà bởi các nhân duyên của chúng.

Thuyết nhân quả đề cập rằng tất cả mọi thứ đều có liên quan và nương vào nhau để tồn tại. Tánh Không không phải là không có gì; nó có nghĩa là mọi thứ đều tồn tại và khởi sinh bởi nhân quả. Bản chất của vạn vật đều là vô tự tánh; chúng không thể tự tồn tại bởi tự chúng, mà bởi sự tương thuộc lẫn nhau.

[…]

Trong đạo Phật, cả trí tuệ về tánh Không và thực hành tình yêu thương (Bồ Đề Tâm) đều rất quan trọng. Tình yêu thương và lòng tốt là tinh túy của Phật giáo.

Tánh Không và tình yêu thương

Mối liên hệ giữa tánh Không và tình yêu thương là gì? Một số tu sĩ Phật giáo hiểu và giải thích học thuyết về tánh Không, nhưng rõ ràng họ thiếu lòng từ bi đối với chúng sinh đau khổ. Trong trường hợp này, họ có thể có kiến thức về sự thật nhưng lại không có sự thực hành.

Nếu một người thực sự hiểu biết về tánh Không, thì tình yêu thương của họ tự nhiên sẽ tăng trưởng, còn nếu không, thì sự hiểu của anh ta về tánh Không vẫn là chưa đúng.

Tánh Không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều tương thuộc lẫn nhau, và thường bị hiểu sai là hư vô, không có gì cả. Nếu chúng ta phát triển sự hiểu biết của chúng ta về tánh Không, thì tình yêu thương tự động tăng trưởng bởi vì tất cả mọi thứ đều tương thuộc và kết nối lẫn nhau theo quy luật nhân quả.

[…]

Nỗi khổ và trung đạo

Trung đạo rất quan trọng trong Phật giáo, nhưng nó không có nghĩa đơn giản là chỉ ở yên một trạng thái ở giữa, tránh cực đoan.

Đức Phật được sinh ra như một hoàng tử với cuộc sống đầy niềm vui trần thế, nhưng khi sống đời thầy tu, Ngài đã nhịn ăn và thực hành khổ hạnh cho đến khi cận kề với cái chết mà vẫn không đạt đến giác ngộ, vì vậy Ngài rời khỏi khu rừng, phục hồi thân và tâm, rồi đi sâu vào thiền định cho tới khi đạt giác ngộ.

Trung đạo có nghĩa là tránh rơi vào cực đoan của niềm vui và nỗi khổ, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta chỉ duy trì một trạng thái từ đầu tới cuối.

Trong Phật giáo, ý nghĩa thực sự của trung đạo là di chuyển linh hoạt giữa các thái cực, trải nghiệm cả hai.

Khi chúng ta ở giữa hai thái cực thì tức là chúng ta đang sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ.

Có rất nhiều thầy tu và các Phật tử không chỉ ra được vấn đề thực sự của đau khổ, họ tư duy sai lầm rằng trung đạo có nghĩa là chỉ ngồi an toàn, thoải mái ở vị trí giữa, tránh rơi vào các trạng thái cực đoan, không làm gì cả.

Điều đó không đủ để giữ được trạng thái thiền định tĩnh lặng giống như trong tu viện – chúng ta phải đương đầu với những nỗi khổ ở thế giới bên ngoài.

name

Sự bám chấp. Tánh Không. Tình yêu thương. Sự hiện hữu. Bạn sẽ nghe đi nghe lại những từ này ở những lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong cuốn sách trí tuệ này.

Đã có nhiều hướng dẫn thực hành Phật giáo và thiền định hướng đến việc có thể “sống với thực tại”. Nhưng điều đó thực sự có nghĩa như thế nào? Liệu đó có nghĩa là hãy có mặt ở đây và bây giờ?

Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về sự bám luyến, ràng buộc – với vật chất, với con người, với ký ức, với những cảm xúc giận dữ và sự oán giận, với những mục tiêu trong tương lai. Bị ràng buộc có nghĩa là bây giờ chúng ta đang không có mặt ở đây; đúng hơn là, chúng ta đang sống ở nơi mà những thứ ràng buộc đang lôi kéo ta đi.

Tánh Không. Liệu đó có phải là chúng ta buông bỏ mọi thứ? Thậm chí là không có những suy nghĩ trong hiện tại? Làm thế nào có thể hiểu được tánh Không để giúp chúng ta có mặt ở đây và bây giờ?

Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói rõ rằng: Nếu chúng ta không biết gì về lịch sử trong quá khứ và nếu chúng ta không có ý thức về tương lai, vậy làm sao chúng ta có thể có được hiện tại?

Trong cuốn sách thảo luận mở này, Đức Đạtlai Lạt-ma nói về bản chất của tánh Không, tình yêu thương, và sự bám chấp – tất cả đều hướng đến mục tiêu cho chúng ta biết: Hãy sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ.

Khi chúng ta sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta có thể thực hành lòng từ bi ở trong thời khắc hiện tại và tập trung vào công bằng xã hội ngay bây giờ. Khi chúng ta có mặt ở đây và bây giờ, chúng ta không còn bị ràng buộc vào quá khứ của chúng ta, không còn căng thẳng về tương lai, nên sẽ không bị trói buộc với đau khổ.

Sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ – có nghĩa là bạn đang sống với hạnh phúc, bình an và sự trọn vẹn của cuộc sống.

Trích đoạn sách:

SỐNG VỚI THỰC TẠI CÓ MẶT Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ

Thời kỳ mà chỉ có các nhà sư quyết định cách chúng ta thực hành Phật giáo đã qua lâu rồi. Mọi người từ các tầng lớp trong xã hội – nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản trị – nên cùng nhau ngồi lại bàn luận về sự phục hưng của Phật giáo trong thời hiện đại của chúng ta.

Những lời dạy của Đức Phật có hai cấp độ, trí tuệ và các phương tiện thiện xảo – hoặc, nói cách khác, sự hiểu biết về sự thật và các hành động thực tế để có thể sống được với thực tại, có mặt tại đây và bây giờ. “Trí tuệ” là sự hiểu biết về nhân quả, hoặc tánh Không; “phương tiện” đề cập đến hành động bất bạo động, hoặc thực hành từ bi.

Tánh Không là gì? Là sự hiểu biết rằng tất cả các hiện tượng phải được hiểu như là có tương thuộc lẫn nhau. Đây là triết lý cốt lõi trong tư tưởng của Tổ Long Thọ về “trung đạo”. Không có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân.

Quan điểm này trái ngược với niềm tin của Kitô giáo trong việc có một Đấng tạo hóa tạo ra tất cả. Trong Phật giáo, chúng ta cho rằng tất cả vạn vật đều được sinh khởi bởi nhân quả. Hạnh phúc, khổ đau, và các hiện tượng khởi sinh đều do các nguyên nhân cụ thể. Mọi thứ được sinh ra không phải bởi tự chính nó mà bởi các nhân duyên của chúng.

Thuyết nhân quả đề cập rằng tất cả mọi thứ đều có liên quan và nương vào nhau để tồn tại. Tánh Không không phải là không có gì; nó có nghĩa là mọi thứ đều tồn tại và khởi sinh bởi nhân quả. Bản chất của vạn vật đều là vô tự tánh; chúng không thể tự tồn tại bởi tự chúng, mà bởi sự tương thuộc lẫn nhau.

[…]

Trong đạo Phật, cả trí tuệ về tánh Không và thực hành tình yêu thương (Bồ Đề Tâm) đều rất quan trọng. Tình yêu thương và lòng tốt là tinh túy của Phật giáo.

Tánh Không và tình yêu thương

Mối liên hệ giữa tánh Không và tình yêu thương là gì? Một số tu sĩ Phật giáo hiểu và giải thích học thuyết về tánh Không, nhưng rõ ràng họ thiếu lòng từ bi đối với chúng sinh đau khổ. Trong trường hợp này, họ có thể có kiến thức về sự thật nhưng lại không có sự thực hành.

Nếu một người thực sự hiểu biết về tánh Không, thì tình yêu thương của họ tự nhiên sẽ tăng trưởng, còn nếu không, thì sự hiểu của anh ta về tánh Không vẫn là chưa đúng.

Tánh Không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều tương thuộc lẫn nhau, và thường bị hiểu sai là hư vô, không có gì cả. Nếu chúng ta phát triển sự hiểu biết của chúng ta về tánh Không, thì tình yêu thương tự động tăng trưởng bởi vì tất cả mọi thứ đều tương thuộc và kết nối lẫn nhau theo quy luật nhân quả.

[…]

Nỗi khổ và trung đạo

Trung đạo rất quan trọng trong Phật giáo, nhưng nó không có nghĩa đơn giản là chỉ ở yên một trạng thái ở giữa, tránh cực đoan.

Đức Phật được sinh ra như một hoàng tử với cuộc sống đầy niềm vui trần thế, nhưng khi sống đời thầy tu, Ngài đã nhịn ăn và thực hành khổ hạnh cho đến khi cận kề với cái chết mà vẫn không đạt đến giác ngộ, vì vậy Ngài rời khỏi khu rừng, phục hồi thân và tâm, rồi đi sâu vào thiền định cho tới khi đạt giác ngộ.

Trung đạo có nghĩa là tránh rơi vào cực đoan của niềm vui và nỗi khổ, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta chỉ duy trì một trạng thái từ đầu tới cuối.

Trong Phật giáo, ý nghĩa thực sự của trung đạo là di chuyển linh hoạt giữa các thái cực, trải nghiệm cả hai.

 Khi chúng ta ở giữa hai thái cực thì tức là chúng ta đang sống với thực tại – có mặt ở đây và bây giờ.

Có rất nhiều thầy tu và các Phật tử không chỉ ra được vấn đề thực sự của đau khổ, họ tư duy sai lầm rằng trung đạo có nghĩa là chỉ ngồi an toàn, thoải mái ở vị trí giữa, tránh rơi vào các trạng thái cực đoan, không làm gì cả.

Điều đó không đủ để giữ được trạng thái thiền định tĩnh lặng giống như trong tu viện – chúng ta phải đương đầu với những nỗi khổ ở thế giới bên ngoài.

name

Be Angry - Hãy Cứ Giận Đi

Dường như không phù hợp khi chúng ta đặt từ “giận” và “Đức Đạt-lai Lạt-ma” trong cùng một câu, chứ chưa nói trong cùng một cuốn sách. Xét cho cùng thì những lời dạy trong suốt cuộc đời của Đức Đạt-lai Lạt-ma là về tu dưỡng tình yêu thương và lòng từ ái. Dù Ngài đã dạy rất nhiều về việc ngăn ngừa cơn giận thì Ngài cũng hiểu rằng giận là một phần không thể xóa bỏ của con người. Đức Đạt-lai Lạt-ma từng chia sẻ: “Nói chung, nếu một người không bao giờ tỏ ra tức giận thì tôi nghĩ có điều gì đó không đúng. Não của anh ta không bình thường cho lắm.

Sân giận nếu không được nhận diện mà bị dồn nén thì nó sẽ phá hủy chúng ta từ bên trong. Tuy nhiên, trong ta cũng tồn tại một thứ gọi là lòng trắc ẩn phẫn nộ, một sự giận dữ mà được sử dụng không phải vì cái tôi kiêu ngạo của ai đó mà để tìm cách bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại.

Trong thế giới ngày nay, có rất nhiều điều khiến chúng ta phẫn nộ: bất công, bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, phân biệt chủng tộc cũng như sự thiếu hiểu biết.

Cuốn sách nhỏ này có mặt ở đây để chia sẻ với bạn rằng: “Hãy cứ giận đi!”

Khi chúng ta nhận diện được cơn giận – cách chúng ta nắm giữ nó, cách chúng ta biểu lộ nó, cách chúng ta chạy theo nó – thì chúng ta có thể chuyển hóa cơn giận thành hành động từ bi. Có như vậy chúng ta mới có thể đem đến tình yêu thương, sự yên bình và hàn gắn thế giới.

Cuốn sách này được viết lại từ một buổi phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma của tác giả nổi tiếng người Nhật Noriyuki Ueda, đồng thời cũng là một giảng viên, nhà nhân chủng học. Là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Stanford, ông đã giảng dạy chuỗi bài giảng gồm 20 phần về Phật giáo đương đại, tại đó các sinh viên của ông thường đặt câu hỏi: “Phật giáo có thể đáp ứng được các vấn đề của thời đại không?”

Bài phỏng vấn của ông với Đức Đạt-lai Lạt-ma cung cấp một cái nhìn sâu sắc để giải đáp câu hỏi trên.

Trích đoạn sách:

Trong thế giới thực, sự bóc lột vẫn tồn tại, có một khoảng cách rất lớn và bất công giữa người giàu và kẻ nghèo. Câu hỏi đặt ra là, từ quan điểm của một Phật tử, chúng ta nên giải quyết sự bất bình đẳng và bất công xã hội này như thế nào. Liệu có phải chúng ta không đúng là một Phật tử khi cảm thấy tức giận và phẫn nộ trước những tình huống như vậy?

Đây là một câu hỏi thú vị. Đầu tiên hãy xem xét vấn đề từ quan điểm thế tục – góc nhìn của giáo dục. Chúng ta dạy gì về cơn giận?

Tôi thường nói chúng ta nên có nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu nghiêm túc hơn về việc liệu thứ gọi là hệ thống giáo dục hiện đại có đủ mạnh để gây dựng một xã hội lành mạnh hơn hay không.

Một số các nhà khoa học Mỹ mà tôi biết rất quan tâm đến những vấn đề xã hội. Nhiều năm liền, chúng tôi thảo luận về giá trị của lòng từ bi, và một vài trong số họ đã tiến hành thử nghiệm với những sinh viên đại học.

Họ cho các sinh viên thực hành thiền chú tâm (chánh niệm), và sau hai hoặc ba tuần, các nhà khoa học đã đánh giá những thay đổi diễn ra trong các môn học của sinh viên. Báo cáo cho thấy sau giai đoạn thực hành thiền, các sinh viên trở nên điềm tĩnh hơn, trí tuệ sắc bén hơn, ít căng thẳng hơn, và ghi nhớ tốt hơn.

Đại học British Columbia ở Canada đã thiết lập một tổ chức mới chuyên thực hiện nghiên cứu về cách thức những sinh viên có thể tu dưỡng lòng tốt và sự nhiệt thành trong bối cảnh hệ thống giáo dục hiện đại. Có ít nhất bốn hoặc năm trường đại học ở Mỹ thừa nhận rằng giáo dục hiện đại đang còn thiếu những giá trị này.

Cuối cùng, người ta đang thực hiện nghiên cứu để giải quyết vấn đề này và đề xuất những giải pháp cải thiện hệ thống.

Nếu không có một phong trào toàn cầu nhằm cải thiện giáo dục và quan tâm hơn đến những giá trị đạo đức thì công việc này sẽ mất rất nhiều thời gian và cũng rất khó khăn.

Tất nhiên, ở Nga và Trung Quốc cũng tồn tại những hiểm họa tương tự, Ấn Độ cũng vậy. Ấn Độ có thể khá hơn một chút vì vẫn lưu giữ được di sản của những giá trị tinh thần truyền thống.

Nhật Bản là một quốc gia hiện đại hóa và vì vậy đã bị Tây hóa, thế nên các vấn đề của phương Tây cũng đang diễn ra tại đây. Khi họ áp dụng hệ thống giáo dục hiện đại thì những giá trị gia đình và giá trị truyền thống bị mai một. Ở phương Tây, sức mạnh của Giáo hội Công giáo cũng như sự tương trợ của họ dành cho gia đình đang bị suy giảm, khiến xã hội phải gánh chịu hệ quả. Nhật Bản cũng vậy, sức ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo đang dần bị mờ nhạt và cùng với đó là khủng hoảng trong các gia đình.

Giờ chúng ta hãy nói về vai trò của những người có tôn giáo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tất cả các tổ chức tôn giáo có chung những giá trị cơ bản – lòng từ ái, tình yêu thương, sự tha thứ, lòng khoan dung. Họ thể hiện và tu dưỡng những giá trị này theo nhiều cách khác nhau. Những tôn giáo chấp nhận sự tồn tại của một vị Chúa hay Thượng đế cũng có cách tiếp cận khác so với những tôn giáo không chấp nhận sự tồn tại đó, như Phật giáo chẳng hạn. Giáo hoàng hiện tại là một nhà thần học tài giỏi, và dù là một nhà lãnh đạo tôn giáo thì ông cũng nhấn mạnh về sự tồn tại song song của đức tin và lý trí.

Tôn giáo nếu chỉ dựa trên đức tin thì có thể bị hiểu như chủ nghĩa thần bí, nhưng lý trí mang lại cho đức tin một nền tảng và giúp nó liên quan với đời sống.

Theo quan điểm Phật giáo thì đức tin và lý trí luôn luôn song hành. Thiếu vắng lý trí, đó chỉ là một đức tin mù quáng, điều mà Đức Phật đã bác bỏ. Đức tin của chúng ta cần phải dựa trên giáo huấn của nhà Phật.

Trước tiên Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, nền tảng của tất cả giáo lý Phật giáo, theo đó thì luật nhân quả chi phối mọi thứ. Đức Phật bác bỏ ý kiến cho rằng tồn tại một Đấng sáng tạo ra vạn vật. Đạo Phật bắt đầu với hiểu biết logic rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, ngay từ đầu đạo Phật đã rất lý trí, đặc biệt là các trường phái Phật giáo theo truyền thống tiếng Phạn, bao gồm cả Phật giáo Nhật Bản, tức là truyền thống Phật giáo tiếp nối truyền thống Đại học Nalanda vĩ đại từ Ấn Độ cổ xưa.

name

Đức Đạt-lai Lạt-ma tự mô tả mình là một tu sĩ đơn giản. Điểm đặc trưng trong lời dạy của Ngài ở những chuyến đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới là tình yêu thương nồng ấm. Với sự hài hước, hóm hỉnh nhưng giản dị, Ngài chia sẻ, trả lời câu hỏi về các chủ đề vĩ mô của nhân loại liên quan đến cuộc sống, cái chết, niềm vui, bệnh tật, đau khổ, sự bám chấp, giận dữ, tình yêu thương, nhưng chung quy lại Ngài chỉ đơn giản nói với chúng ta rằng: Hãy có lòng tốt!

Bản chất căn bản mà tất cả chúng ta đều có chính là lòng tốt, được viện dẫn trong câu trích của Đức Đạt-lai Lạt-ma mà thường được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông xã hội đến nỗi cụm từ này đã trở thành một trào lưu sống phổ biến, theo đúng nghĩa của nó: “Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần đền chùa. Không cần triết lý phức tạp. Tâm thức của bạn, trái tim của bạn chính là một ngôi chùa. Triết lý sống của bạn chính là có một lòng tốt đơn thuần.”

Tất cả chúng ta đều muốn được đối xử tử tế. Khi chúng ta đối xử tốt với người khác, chúng ta cảm thấy mãn nguyện, trong khoảnh khắc ân sủng đó, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoát khỏi những áp lực mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

Chúng ta cảm thấy hài lòng. Lòng tốt có thể chỉ là một nụ cười, một cử chỉ thân thiện, một hành động hào phóng, một việc làm từ thiện, một khoảnh khắc quan tâm đến nhu cầu của người khác hơn là của chính mình.

Cho dù chúng ta có thể gọi chúng là sự thiện chí, tình cảm, sự quan tâm hay dịu dàng, thì những việc làm tử tế như trên có nguồn gốc và phát triển từ tình yêu thương.

Trong tập sách này, Đức Đạt-lai Lạt ma chia sẻ với chúng ta về tình yêu thương. Ngài trình bày một con đường cho và nhận, đồng thời chỉ bày cho chúng ta một phương cách thực hành hướng về tình yêu thương và lòng tốt.

Trong cuốn sách nhỏ này, Đức Đạt-lai Lạt-ma khuyên chúng ta, rằng: “Hãy có lòng tốt!”

Hãy thể hiện lòng tốt bất cứ khi nào có thể.

Và chúng ta luôn có thể làm một người tốt.

 

 

 

Trích đoạn sách:

Tình yêu thương, hay còn gọi là lòng trắc ẩn, là điều tuyệt vời và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về tình yêu thương, điều đáng khích lệ ở đây là bản chất căn bản của con người chính là tình yêu thương và sự dịu dàng.

Đôi khi tôi tranh luận với những người bạn, những người tin rằng bản chất của con người là tiêu cực và hiếu chiến. Tôi lập luận rằng nếu bạn nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người, bạn sẽ thấy rằng chúng ta giống với những loài động vật có vú mà có cách sống nhẹ nhàng và yên bình hơn các loài khác.

Đôi khi tôi nửa đùa nửa thật rằng đôi bàn tay của chúng ta được sinh ra để ôm chứ không phải để đánh nhau. Nếu đôi bàn tay của chúng ta được sinh ra dành cho việc đánh nhau thì không cần những ngón tay xinh đẹp để làm gì.

Ví dụ, nếu mở rộng các ngón tay thì các võ sĩ đấm bốc không thể đấm mạnh, vì vậy họ buộc phải nắm chặt các ngón tay lại thì mới tạo thành nắm đấm

Do vậy điều này có nghĩa, cấu trúc vật lý sinh học căn bản của chúng ta đã tạo ra tình yêu thương và sự dịu dàng theo một cách rất tự nhiên.

Nếu chúng ta nhìn vào các mối quan hệ, chúng ta sẽ thấy quan hệ bạn đời, hôn nhân, và sinh con có vai trò rất quan trọng. Hôn nhân không nên dựa trên tình yêu mù quáng hay một loại tình yêu điên cuồng cực độ, nó nên dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và sự thấu hiểu rằng hai người phù hợp để sống cùng nhau.

“BẢN CHẤT CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ DỊU DÀNG.”

Hôn nhân không phải chỉ là cảm giác thoả mãn tạm thời, mà còn là một dạng ý thức trách nhiệm nào đó. Tình yêu chân thành chính là nền tảng của hôn nhân.

Việc thụ thai đúng đắn một đứa trẻ được hình thành trong kiểu thái độ đạo đức hoặc tinh thần đó. Theo một số nhà khoa học, khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ, sự bình an của người mẹ có tác động tích cực lên đứa trẻ dù chưa được sinh ra.

Nếu tinh thần của người mẹ tiêu cực – ví dụ cô ấy mệt mỏi hay tức giận – thì khi đó rất có hại cho sự phát triển lành mạnh của thai nhi.

Một nhà khoa học đã nói với tôi rằng vài tuần đầu tiên sau khi sinh là giai đoạn quan trọng nhất. Trong suốt giai đoạn đó, não đứa trẻ đang được mở rộng.

Trong giai đoạn này, sự đụng chạm của người mẹ, hoặc là sự xúc chạm của một ai đó vào đứa trẻ giống như một người mẹ, là điều vô cùng quan trọng.

Điều này cho thấy thậm chí khi một đứa trẻ có thể chưa nhận biết được ai với ai, nhưng bằng cách nào đó trẻ đã cần tình cảm và sự quan tâm của người khác. Nếu không có điều này, thì rất có hại cho việc phát triển lành mạnh của não trẻ.

Sau khi sinh, hành động đầu tiên của người mẹ là bồng trẻ trên tay và cho con bú sữa. Nếu người mẹ thiếu tình cảm hoặc cảm xúc với con thì sữa sẽ không chảy ra.

Nếu người mẹ cho con ăn với sự dịu dàng, bất chấp những đau đớn mà mình đang phải trải qua, thì sữa sẽ tuôn ra một cách tự nhiên.

Tình yêu thương này giống như một viên ngọc quý.

Thêm nữa, về phía đứa trẻ, nếu bé thiếu đi cảm giác gần gũi mẹ, bé sẽ không bú. Điều này cho thấy tình cảm mẫu tử tuyệt vời này cần đến từ cả hai phía.

1

Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

YÊU CẦU TÀI LIỆU