Giáo dục không la mắng: Nuôi dưỡng sự hiếu kỳ và khơi dậy tiềm năng của trẻ
Giới thiệu về tác phẩm
Nuôi dạy trẻ là một hành trình đầy thử thách đối với các bậc phụ huynh. Từ những hành vi hiếu kỳ, phá phách tưởng chừng ngỗ nghịch, trẻ nhỏ đang thể hiện sự tò mò và khát khao khám phá thế giới. Cuốn sách Giáo dục không la mắng của GS. Nobuyoshi Hirai, dựa trên hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, mang đến cái nhìn mới mẻ về cách nuôi dưỡng sự hiếu kỳ và tiềm năng của trẻ.
Tầm quan trọng của sự hiếu kỳ
Tác giả khẳng định, sự phá phách của trẻ chính là biểu hiện của sự hiếu kỳ - động lực cho tinh thần hành động tích cực và sự phát triển của trẻ sau này. Thay vì cấm đoán và la mắng, bố mẹ cần hiểu rằng những hành vi khám phá của trẻ chính là quá trình học hỏi, thỏa mãn sự tò mò. Việc hạn chế trẻ có thể bóp nát hạt mầm hiếu kỳ, làm giảm đi khả năng sáng tạo và sự tự tin của trẻ.
Cách thức giáo dục không la mắng
Giáo dục không la mắng khuyên bố mẹ nên:
Nuôi dưỡng tinh thần tích cực hành động của trẻ: Hãy tạo điều kiện cho trẻ tự do khám phá, trao nhiệm vụ cho trẻ và tránh can thiệp, làm thay con.
Giao tiếp và thấu hiểu: Thay vì la mắng, hãy giao tiếp với trẻ bằng sự kiên nhẫn, thấu hiểu những suy nghĩ và hành động của con.
Khuyến khích sự sáng tạo: Hãy xem những trò phá phách của trẻ là cơ hội nuôi dưỡng tính hài hước và óc sáng tạo.
Review nội dung sách
Giáo dục không la mắng là cuốn sách bổ ích dành cho các bậc phụ huynh, giúp bố mẹ hiểu rõ vai trò của sự hiếu kỳ trong sự phát triển của trẻ. Cuốn sách cung cấp những gợi ý thiết thực, dễ áp dụng trong quá trình nuôi dạy con cái. Với lời văn dễ hiểu, sách mang đến những cái nhìn mới mẻ về giáo dục trẻ nhỏ, giúp bố mẹ tạo môi trường tích cực cho sự phát triển toàn diện của con cái.
Về tác giả
Nobuyoshi Hirai (1919-2006) tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tokyo và khoa Y, Đại học Tohoku. Ông là thành viên Phòng nghiên cứu Aiiku thuộc Hội Bà mẹ Trẻ em Aiiku và là giáo sư trường Đại học nữ Ochanomizu. Năm 1970 ông là giáo sư trường Đại học nữ Otsuma, từ 1990 là giáo sư danh dự của trường Đại học nữ Otsuma. Ngoài ra ông còn là một tiến sĩ y khoa, hội trưởng Hội Nghiên cứu Nhi đồng học.
Đứa Trẻ Ngoan Có Phải Luôn Nghe Lời Cha Mẹ? - Bí Kíp Nuôi Dạy Con Thoải Mái Và Hiệu Quả
Giới thiệu
"Đứa Trẻ Ngoan Có Phải Luôn Nghe Lời Cha Mẹ?" là một cuốn sách đầy giá trị của Tiến sĩ y khoa Nobuyoshi Hirai - người có nhiều năm nghiên cứu và làm việc với trẻ em. Qua những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn sâu rộng, tác giả mang đến cho độc giả những góc nhìn mới mẻ và khoa học về cách nuôi dạy con cái trong gia đình hiện đại.
Nội dung chính
Cuốn sách được chia thành 4 chương chính, đi sâu vào những vấn đề then chốt trong việc nuôi dạy con:
Chương 1: Làm giàu cảm xúc của trẻ:
Khám phá những nguyên tắc cơ bản để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và lành mạnh cho trẻ.
Hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết và ứng xử phù hợp với những cảm xúc khác nhau của trẻ.
Chia sẻ những kỹ thuật hiệu quả để giúp trẻ tự điều chỉnh cảm xúc một cách tích cực.
Chương 2: Tôn trọng ý chí của trẻ:
Phân tích tầm quan trọng của việc tôn trọng ý chí và lựa chọn của trẻ, ngay từ khi còn nhỏ.
Bật mí những phương pháp giáo dục hiệu quả dựa trên sự đồng thuận và hợp tác giữa cha mẹ và con cái.
Hỗ trợ cha mẹ xây dựng một mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau với con cái.
Chương 3: Làm thế nào để nuôi dưỡng "năng lực thích nghi" và "năng lực trí tuệ"?
Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ.
Chia sẻ những phương pháp giáo dục khoa học nhằm giúp trẻ phát triển năng lực thích nghi và trí tuệ một cách toàn diện.
Hướng dẫn cha mẹ cách tạo ra môi trường học tập và vui chơi lý tưởng cho con cái.
Chương 4: Nói không với "kỷ luật" - thực hành nuôi dạy con "thoải mái":
Lật tẩy những sai lầm phổ biến trong việc áp dụng "kỷ luật" đối với trẻ nhỏ.
Giới thiệu phương pháp nuôi dạy con "thoải mái" dựa trên tình yêu thương, sự thấu hiểu và tôn trọng.
Hỗ trợ cha mẹ xây dựng một mối quan hệ thân thiết và hạnh phúc với con cái, giúp trẻ phát triển tự tin và độc lập.
Review nội dung
"Đứa Trẻ Ngoan Có Phải Luôn Nghe Lời Cha Mẹ?" là một cuốn sách đáng đọc cho mọi bậc cha mẹ, đặc biệt là những ai đang băn khoăn về cách nuôi dạy con cái. Tác giả sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, đi kèm với những ví dụ thực tế và minh họa sinh động. Cuốn sách mang đến những thông điệp ý nghĩa và thiết thực, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ và đưa ra những giải pháp hiệu quả để nuôi dạy con cái thành người.
Với phong cách trình bày khoa học, rõ ràng và dễ tiếp cận, cuốn sách là một nguồn tư liệu quý giá, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cha mẹ trong hành trình đồng hành cùng con cái lớn lên.
Kết luận
"Đứa Trẻ Ngoan Có Phải Luôn Nghe Lời Cha Mẹ?" không chỉ là một cuốn sách về cách nuôi dạy con cái, mà còn là một lời khích lệ, động viên cha mẹ tự tin, yêu thương và đồng hành cùng con trên con đường phát triển bản thân.
Trẻ Ngoan Trẻ Hư: Góc Nhìn Của Con Trẻ Và Cách Con Khôn Lớn
TRẺ NGOAN – TRẺ HƯ: CẨM NANG NUÔI DƯỠNG TRẺ BẰNG SỰ CẢM THÔNG
Yêu thương con cái luôn là điều dễ dàng, nhưng kỷ luật chưa bao giờ dễ dàng. Nếu chúng ta muốn các con biết đúng sai, tự chủ và có cách cư xử đúng đắn thì nhất định phải dạy con. Điều đó nghĩa là bên cạnh sự yêu thương, nâng niu, cần phải có kỷ luật để rèn các con vào nếp.
Kỷ Luật Trong Nụ Cười là cuốn sách hướng dẫn cho các bậc phụ huynh kỷ luật như thế nào để có thể rèn được con, nhưng bé vẫn yêu thương ba mẹ và không cảm thấy bị ghét bỏ.
Ở trường, trẻ được hỗ trợ phát triển tính tự giác và rèn luyện năng lực thích ứng để hình thành nhân cách. Còn trong sinh hoạt hằng ngày, yếu tố quan trọng nhất chính là ổn định cảm xúc. Đối với trẻ, cần phải để chúng tự mình đối đầu với mọi khó khăn cũng như thất bại, những điều tệ hại nhất hay những thử thách về cảm giác... Nếm trải càng nhiều, trẻ sẽ càng có nhiều động lực và ý chí để vượt qua mọi khó khăn sau này.
Quyển sách chỉ ra bước đầu trong giai đoạn nuôi dạy trẻ, đó là cho con một bầu không khí gia đình vui vẻ, ấm cúng. Điều này có sức ảnh hưởng và có quan hệ mật thiết với sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần con trẻ. Từ tình yêu thương đó cha mẹ sẽ nuôi dưỡng trẻ mang trong mình một tâm hồn phong phú, biết tự suy nghĩ và hành động. Giúp trẻ phát triển khả năng trí tuệ và trở thành một đứa trẻ ngoan thật sự.
Ngoài ra, việc trải nghiệm nhiều thứ từ bản thân sẽ rất có ích trong việc nuôi dưỡng năng lực ứng dụng cho trẻ. Tham gia thực hiện công việc nhà cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ. Và ở một số đứa trẻ, chúng vô cùng thích thú với công việc nhà.
Hi vọng cha mẹ hiểu thêm một cách đúng đắn nhất về phương pháp kỷ luật con bằng tình yêu thương qua cuốn sách Kỷ Luật Trong Nụ Cười.
BOX:
Nobuyoshi Hirai (1919-2006) tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tokyo và khoa Y, Đại học Tohoku. Ông là thành viên Phòng nghiên cứu Aiiku thuộc Hội Bà mẹ Trẻ em Aiiku và là giáo sư trường Đại học nữ Ochanomizu.
Năm 1970 ông là giáo sư trường Đại học nữ Otsuma, từ 1990 là giáo sư danh dự của trường Đại học nữ Otsuma.Ngoài ra ông còn là một tiến sĩ y khoa, hội trưởng Hội Nghiên cứu Nhi đồng học.
Làm thế nào để nhận ra năng lực của trẻ và phát triển nó một cách tốt nhất? Đó là mục đích của Nobuyoshi Hirai khi viết cuốn sách Khơi Nguồn Tiềm Năng Con Trẻ.
Khi một đứa trẻ chào đời, đó là một sự khởi đầu cho một hành trình với tên gọi “cuộc đời”. Giúp trẻ khơi nguồn tiềm năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Năng lực của trẻ được hình thành từ tính cách, môi trường sống, kiến thức và từ những định hướng phù hợp của bố mẹ.
Khơi Nguồn Tiềm Năng Con Trẻ là quyển sách hướng dẫn các bậc phụ huynh nuôi dưỡng ý chí và tâm hồn con trẻ, giúp trẻ phát triển tính sáng tạo và trưởng thành với một trái tim mạnh mẽ. Có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khả năng của trẻ sẽ được phát huy khi trẻ được huấn luyện một cách tốt nhất, vào điều kiện môi trường tốt nhất và trong thời kỳ phát triển tốt nhất, thì đó gọi là năng lực. Tuy nhiên, năng lực đó thuộc loại gì thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Ví dụ, về năng lực âm nhạc – khả năng đánh piano, khả năng sáng tác nhạc – có khác biệt tùy vào việc chỉ dạy và môi trường sống. Thời kỳ tốt nhất để trẻ bắt đầu được huấn luyện chơi piano là khi nào? Không thể biết được. Có những người phát huy tài năng piano và thể hiện điều đó từ rất sớm, nhưng cũng có những người phát huy rất trễ. Ngoài ra, điều kiện như thế nào mới là điều kiện môi trường tốt nhất, huấn luyện bằng cách nào mới là tốt nhất, những điều như thế chúng ta sẽ không thể nào hiểu hết.
Tác giả Nobuyoshi Hirai chỉ ra có hai điều cơ bản trong việc dạy con: Điều thứ nhất là để trẻ có thể trở thành một đứa trẻ tự lập; điều tiếp theo chính là đề cao sự tự do của con trẻ. “Dù làm bất cứ việc gì cũng được, hãy thử nỗ lực để có hứng thú với nó, và khi đã có hứng thú thì hãy thử say mê nó”. Nếu cha mẹ có cá tính thì hiển nhiên họ sẽ dễ dàng tìm thấy và phát triển năng lực của con cái.
Trẻ em luôn tiềm ẩn khả năng vô hạn, và để cho khả năng của trẻ được phát huy cha mẹ hãy cùng nhau nỗ lực, làm cho thời thanh xuân của trẻ tràn đầy những động lực và sự cảm thông, chia sẻ thông qua cuốn sách Khơi Nguồn Tiềm Năng Con nhé!
BOX:
Nobuyoshi Hirai (1919-2006) tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tokyo và khoa Y, Đại học Tohoku. Ông là thành viên Phòng nghiên cứu Aiiku thuộc Hội Bà mẹ Trẻ em Aiiku và là giáo sư trường Đại học nữ Ochanomizu.
Năm 1970 ông là giáo sư trường Đại học nữ Otsuma, từ 1990 là giáo sư danh dự của trường Đại học nữ Otsuma.Ngoài ra ông còn là một tiến sĩ y khoa, hội trưởng Hội Nghiên cứu Nhi đồng học.
Thế nào là một trái tim ấm áp? Nếu được hỏi “Bạn có trái tim ấm áp không?” – các bạn sẽ trả lời thế nào?
Một trái tim ấm áp là một trái tim biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương, biết suy nghĩ trên lập trường của đối phương – hay nói cách khác là một trái tim biết quan tâm.
Điều này cũng đúng với quan hệ vợ chồng. Khi chồng suy xét đến tâm trạng, lập trường của vợ, và ngược lại vợ cũng để ý tới cảm xúc của chồng, giữa hai người sẽ có bầu không khí ấm áp và cuộc sống chung sẽ luôn thuận hòa. Tuy nhiên, trong lòng mỗi người luôn có những biến chuyển gây cản trở đến điều đó. Những biến chuyển đó được gọi là tính coi mình là trung tâm hay sự ích kỷ.
Tính ích kỷ được thể hiện càng rõ khi càng ít tuổi. Cần phải rèn giũa để dần dần, những đứa trẻ ích kỷ biết thấu hiểu cảm xúc của đối phương cũng như biết nghĩ trên lập trường của đối phương.
Ví dụ, chúng ta hãy thử nghĩ về một em bé 1,5 tuổi. Ở lứa tuổi này, những hành động dựa trên nhu cầu khám phá, hay nói cách khác là “nghịch ngợm” xảy ra nhiều. Các bé nhất định muốn chạm vào một vật mới gì đó lọt vào mắt mình. Tuy nhiên, vì bé chưa rõ cách xử trí với đồ vật này, cộng thêm việc chưa có đủ sự khéo léo nên bé dễ làm hư hỏng, gây nhiều phiền toái cho người lớn.
Trong trường hợp này, đáng lẽ cần cảm thông nhưng người lớn lại thường nổi giận với trẻ. Thái độ tức giận đó của người lớn không hề xuất phát từ lập trường của trẻ. Nhu cầu khám phá của trẻ, cũng giống như tinh thần học hỏi của người lớn, là hành động không thể thiếu cho sự phát triển động lực tự thân của trẻ, nên cần phải chấp nhận những trò nghịch đó.
Và ngược lại, cũng cần phải làm cho trẻ biết đứng trên lập trường của người lớn, thấu hiểu cảm xúc của người lớn. Khi trẻ sờ vào những vật quan trọng của người lớn, cần phải liên tục nghiêm túc nói với trẻ “Đây là đồ quan trọng của mẹ đấy, rất quan trọng”.
Dựa vào ngữ điệu mà trẻ sẽ hiểu cảm xúc của cha mẹ nên sẽ cẩn trọng với những món đồ đó, dần dần nghĩ đó là “vật quan trọng”. Đối với các con, hãy cho con biết nó quan trọng bằng cách nhắc nhiều về hai từ “quan trọng, quan trọng”, cuối cùng tôi đưa tay ra nói “Trả lại cho bố/mẹ nào”, con liền đưa trả và nói “Đây”. Đương nhiên, bạn không được quên câu “Cảm ơn con”.
Cứ như vậy, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ dạy cho con về những thứ quan trọng với người lớn, và trẻ cũng sẽ hiểu được nếu không chạm vào những thứ đó sẽ nhận sự biết ơn từ người lớn.
Mẹ Là Nền Tảng Tâm Hồn Của Trẻ
Các bậc làm cha mẹ hẳn cũng có nhiều lúc cảm thấy phiền não khi con cái thu mình, xử sự ích kỉ, nổi loạn, quá hiếu động, luôn uể oải và thiếu động lực, chẳng chịu học hành mà chỉ mải chơi, v.v... Chúng ta luôn mong con mình là “một đứa trẻ ngoan”.
Nhưng “đứa trẻ ngoan” là đứa trẻ như thế nào? Một đứa trẻ luôn nghe theo lời bố mẹ? Không mè nheo khóc lóc, cũng chẳng mấy khi cự cãi? Phải chăng các phụ huynh đang hiểu nhầm giữa “một đứa trẻ ngoan thực sự” và “một đứa trẻ ngoan mà mình mong muốn”?
Mẹ Là Nền Tảng Tâm Hồn Của Trẻ mang đến những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia hàng đầu Nhật Bản về Nhi khoa – Tâm thần học trẻ em và trẻ vị thành niên. Thông qua cuốn sách, tác giả đã chia sẻ nhiều quan niệm sai lầm trong cách thức nuôi dạy con của người Nhật Bản nói riêng, cũng như người phương Đông nói chung, đồng thời giúp cha mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc cố gắng nhìn thế giới qua lăng kính của con mình.
Để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em một cách lành mạnh, cha mẹ và con cái hãy cùng xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt, xuất phát từ nền tảng tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Tác giả NOBUYOSHI HIRAI sinh năm 1918 tại Tokyo. Ông tốt nghiệp ngành Xã hội của Trường Đại học Tokyo và ngành Y học của Trường Đại học Tohoku. Ông là Tiến sĩ Y khoa, chuyên ngành Nhi khoa – Tâm thần học trẻ em và trẻ vị thành niên. Từ năm 1970, ông tham gia giảng dạy tại Đại học nữ sinh Otsuma (khoa Nhi).
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.