Không hoảng loạn khi con kết bạn nói về tầm quan trọng của đời sống xã hội đối với trẻ, khuynh hướng không thể tránh của trẻ như gây rắc rối và từ chối bạn bè đồng trang lứa, cũng như sức mạnh của tình bạn. Mỗi ngày, thầy cô và cha mẹ đều tận mắt chứng kiến các mối quan hệ của trẻ. Chúng ta nhìn thấy các con bị cô lập; nghe các con tán gẫu đầy vẻ ác ý; và thấy các con rất nhớ bạn bè. Thế là dù tươi đẹp hay sầu não thì những kí ức về các mối quan hệ từ thời thơ ấu của chính chúng ta bỗng dội về trong tâm trí. Tuy nhiên, không phải lúc nào những kí ức đó cũng là bảng chỉ dẫn phù hợp để chúng ta biết mình nên định hướng thế nào cho các con. Thực ra, những vết sẹo từ thời chúng ta học trung học thường khiến chúng ta lo lắng, do dự và ám ảnh tới chính các con mình trong quá trình trưởng thành. Thực tế là các con sẽ phải vừa học cách đối mặt và vừa thích nghi một cách tốt nhất. Rất ít người lớn hiểu rõ bản chất của việc: Trẻ nhỏ gây tổn thương cảm xúc cho nhau, hay trẻ chọc ghẹo và phản bội nhau. Vì trẻ “ích kỉ” ư? Tại sao chúng ta khó có thể ngăn cản trẻ cho nhau ra rìa? Tại sao một số trẻ lại khó kết bạn? Điều gì khiến một số trẻ được nhiều người yêu mến đến vậy? Tại sao một số trẻ chỉ hài lòng với một hoặc hai người bạn, chứ không quan tâm đến việc người khác có yêu mến mình hay không, trong khi một số trẻ lại coi đây là việc vô cùng quan trọng?
Hi vọng bạn sẽ có được câu trả lời cho những câu hỏi này và rất nhiều câu hỏi rối rắm khác sau khi đọc xong cuốn sách. Các chuyên gia tâm lý học lâm sàng và tâm lý học phát triển đã tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu về đời sống xã hội của trẻ. Chủ đề này chưa từng được công bố công khai theo hướng khái quát và thân-thiện-với-độc-giả, mặc dù nó đã được cả đội ngũ khoa học nghiên cứu. Với Không hoảng loạn khi con kết bạn, nhóm tác giả nỗ lực đưa bạn đọc vào thế giới xã hội phức tạp của con trẻ mà các nhà nghiên cứu như Willard Hartup, John Coie và Kenneth Dodge đã tiến hành nhiều nghiên cứu. Cuốn sách cũng mong muốn cung cấp cho thầy cô giáo và phụ huynh chiến lược thực tế nhằm đối mặt với những mâu thuẫn trong đời sống xã hội của trẻ.
Hai chương cuối sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể giúp các nhà giáo dục và cha mẹ tạo dựng môi trường học tập hài hòa hơn, đồng thời giúp trẻ tạo dựng tình bạn tại nhà và bạn bè ở hàng xóm láng giềng. Nếu bạn là giáo viên, bạn nên đọc cuốn sách này để biết liệu trong lớp bạn có xảy ra tình huống hung bạo bất thường hoặc nguy hiểm hay không, hay liệu bạn có cần phải can thiệp khi một học sinh bị bạn bè xa lánh hay không. Nếu là cha, là mẹ, bạn cũng nên đọc hết cuốn sách này để biết câu trả lời cho câu hỏi mà ngày nào chúng ta cũng hỏi: “Con tôi có ổn không?” Cuốn sách này sẽ giúp bạn biết liệu con bạn có ổn khi phải tương tác xã hội không, hay là cô bé, cậu bé ấy đang gặp rủi ro và cần được hỗ trợ thêm.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1 Lời mời dự tiệc sinh nhật
Chương 2 Gia đình rất quan trọng: Sự gắn kết vững chắc trong tình bạn đầu tiên
Chương 3 Trẻ em và tình bạn: Một hành trình phát triển
Chương 4 Khi trẻ có bạn thân
Chương 5 Sức mạnh của nhóm trong đời sống của trẻ
Chương 6 Kẻ thù tồi tệ nhất: Sự khắc ng hiệt trong đời sống xã hội của trẻ
Chương 7 Luôn đứng vững: Trẻ học cách đối mặt với mâu thuẫn, sự phản bội và làm lành
Chương 8 Quy luật của trò chơi giới tính: Sinh học và tình bạn
Chương 9 Từ giai đoạn né tránh bạn khác giới sang giai đoạn hẹn hò
Chương 10 Vượt qua ranh giới của sự khác biệt
Chương 11 Từ phía phụ huynh
Trích đoạn sách:
Gia đình rất quan trọng: Sự gắn kết vững chắc trong tình bạn đầu tiên
Vậy làm thế nào để trẻ học cách kết nối với những người khác? Làm cách nào trẻ có thể học cách chào đón và tin tưởng vào các mối quan hệ xã hội? Làm thế nào để trẻ học cách thực sự quý mến và yêu thương người khác? Tôi sẽ đưa ra ba kịch bản để chứng minh sức mạnh tuyệt vời của sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Sau khi chào đời, khi dây rốn của bé được cắt thì sự kết nối về thể chất giữa bé với mẹ cũng kết thúc và sự gắn kết về mặt cảm xúc và tâm lý sẽ bắt đầu. Sự gắn kết đó cung cấp nền tảng tâm lý vững chắc mà mỗi bé đều cần để trải qua thời thơ ấu và bước vào giai đoạn trưởng thành. Ban đầu, các bé đều thích được một người-chăm-sóc và người đó thường là mẹ, vì vậy, mẹ chính là người bạn đầu tiên của bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đặc tính của sự gắn kết đầu tiên này có tác động sâu sắc đối với khả năng trẻ hòa hợp với bạn bè sau này, học tập ở trường và đối phó với các tình huống mới. Tình bạn đầu tiên trở thành khuôn mẫu cho mọi gắn kết sau này của trẻ với mọi người.
Một em bé được gắn kết trọn vẹn sẽ cảm thấy mẹ chính là nơi trú ẩn an toàn để bé thỏa thích tìm hiểu và khám phá thế giới. Bé sẽ cảm thấy an tâm khi có mẹ ở bên. Ngay cả những cơn cáu gắt và khó chịu của bé cũng sẽ tan biến lúc bé được mẹ vỗ về. Nếu sự vỗ về của mẹ là đáng tin cậy và nhất quán, bé sẽ dần thích nghi với những quãng thời gian xa mẹ lâu hơn, cảm thấy tự tin và an toàn để khám phá thế giới. Một em bé không được gắn kết trọn vẹn cũng cần được an ủi vỗ về. Nhưng vì bé cảm thấy khá chới với nên sẽ bám riết lấy mẹ hoặc không chịu tiếp xúc với mẹ. Dù thế nào thì cũng rất khó để hàn gắn nỗi sợ hãi và những tổn thương thời thơ ấu nếu thiếu đi sự gắn kết chặt chẽ này.
Lý thuyết về sự gắn kết cho thấy thông qua trải nghiệm được chăm sóc, trẻ sơ sinh sẽ hình thành hình ảnh về chính mình và người khác. Đó là hình ảnh nội tại về “tôi” và “bạn”, để tạo nền tảng cho mối quan hệ tương hỗ. Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, bé sẽ tạo cho mình hình ảnh là một em bé an toàn, đáng yêu và được nhận các nhu cầu cơ bản đúng lúc. Mặt khác, nếu sự gắn kết ban đầu không chắc chắn, có thể bé sẽ tạo cho mình hình ảnh là một em bé không an toàn, bấp bênh, thậm chí là không đáng yêu. Khi đó, trong mắt bé, người khác trở thành không đáng tin cậy hoặc có thể gây ra các mối nguy hiểm tiềm tàng.
Nói cách khác, những hình ảnh nội tại đó về bản thân và người khác – sản phẩm của hàng nghìn những tương tác nho nhỏ giữa bé và người chăm sóc – là cơ sở để bé tiếp cận với các mối quan hệ của mình sau này. Sự gắn kết không chỉ liên quan đến “một người”, mà phải được gây dựng từ hai phía. Hành vi này cần sự tương tác. Nhưng sự gắn kết không chỉ liên quan đến sự liên kết. Theo chuyên gia tâm thần học Stanley Greenspan thì sự gắn kết là “nhận được niềm vui khi liên kết với nhau” – đây là sự gắn kết mà cha mẹ và bé dành cho nhau theo bản năng.
Trong cuộc đời bé sau này, sẽ có lúc cha hoặc mẹ bé cảm thấy họ bất thành trong việc giúp con vượt qua rất nhiều chướng ngại vật trong đời sống xã hội. Chương này sẽ nhắc các bậc phụ huynh nhớ đến những gì họ đã làm để giúp bé dần trở thành một người giỏi giang từ những ngày con còn thơ ấu. Mối quan hệ giữa mẹ và trẻ sơ sinh báo hiệu nhiều điều về đặc tính của tình bạn. Nói một cách đơn giản nhất, mẹ và bé thực sự có mối quan hệ xã hội với nhau.
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.