9 Biện Pháp Bảo Đảm Nghĩa Vụ Hợp Đồng (Quy Định, Thực Tế Và Thiết Kế Giao Dịch Theo Bộ Luật Dân Sự Hiện Hành)
Giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại là những hoạt động tất yếu, thường xuyên, phong phú và ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội. Đi liền với những giao dịch đó là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Từ doanh nghiệp, ngân hàng cho đến cá nhân đều sử dụng nhiều biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng nói riêng trong cuộc sống hằng ngày. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.
Các biện pháp bảo đảm được coi là một loại hợp đồng phụ, nhưng lại tương đối phức tạp và đòi hỏi yêu cầu pháp lý chặt chẽ hơn các hợp đồng chính. Các biện pháp này cần được đặc biệt quan tâm chuẩn bị như một công cụ hữu hiệu để bảo hiểm, phòng ngừa vi phạm nghĩa vụ, làm cho kẻ muốn bội ước, phá bỏ cam kết phải nhụt chí, chùn tay, đồng thời giúp cho người bị vi phạm hợp đồng hạn chế bớt rủi ro, tổn thất.
Với mục đích cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các biện pháp bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách: 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (Quy định, thực tế và thiết kế giao dịch theo Bộ luật Dân sự hiện hành) do Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), thành viên Nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng và thành viên Hội đồng thẩm định Dự án Bộ luật Dân sự biên soạn. Tác giả đã có hơn 30 năm nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn và hơn 40 bài viết chuyên sâu về giao dịch bảo đảm, đặc biệt là bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, luận giải các biện pháp bảo đảm cả về quy định pháp lý và khả năng áp dụng trên thực tiễn, đồng thời gợi mở cách thức thực hiện cho các chủ thể tham gia giao dịch này.
Cuốn sách gồm 101 tiểu mục, 24 mục, 6 chương (Giao dịch bảo đảm và tài sản bảo đảm; Các biện pháp bảo đảm; Điều kiện bảo đảm; Hợp đồng bảo đảm; Thủ tục và hiệu lực bảo đảm; Xử lý tài sản bảo đảm) được trình bày một cách hệ thống, đầy đủ, rõ ràng về mọi vấn đề, từ lý giải về các quy định pháp luật và liên hệ thực tế cho đến thiết kế các mẫu hợp đồng bảo đảm.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.