Cuốn sách này được in vào năm 2006, cách đây 12 năm bài, . Và cũng cách 2006, 11 năm trước, tôi đã dạy bài học đầu tiên về Kafka cho sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế. Mùa hè năm 2005, khi đang dạy tại chức cho sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội tại Nghệ An, tôi viết những dòng cuối cùng của cuốn sách. Đó là một ngày hè nóng, cái nóng của miền Trung càng làm tăng thêm bầu không khí ngột ngạt nhưng diệu kỳ mà dư vị Kafka để lại.
Phải nói đây là cuốn sách được tôi viết trong mạch cảm hứng dồi dào, tập trung bậc nhất. Ngoại trừ một ít bài viết lẻ tẻ đăng trên các tạp chí, phần nội dung chính của cuốn sách được viết liền một mạch trong độ ba tháng. Bây giờ, nhớ lại cảm xúc lúc đó, trong tôi vẫn nguyên cảm giác xao xuyến khi viết lên trang giấy những dòng suy ngẫm về Kafka. Sở dĩ nói là “viết lên” vì hồi đó tôi chưa có thói quen làm việc trên máy tính, chỉ viết trên giấy A4 rồi thuê người đánh máy. Cái lối tư duy theo ngòi bút đó quả cũng có những thuận lợi nhất định so với đánh máy. Mỗi chữ về Kafka đều được cân nhắc kỹ, từ từ xuất hiện trên trang giấy như một phép màu của tuổi hoa niên mà nay, vĩnh viễn tôi chẳng thể nào có được.
Đành rằng đây là một trong những cuốn hay nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi, đành rằng (có ảo tưởng chăng) đây là cuốn chuyên luận không chỉ là duy nhất mà còn là công phu nhất được viết về Kafka ở Việt Nam tính đến thời điểm này, nhưng sự đón đọc của công chúng quả là rất hạn hẹp. Xem ra thì, cái “món” Kafka này quả rất khó nhằn đối với độc giả Việt Nam.
Tôi luôn muốn in lại cuốn sách này, vì hai lý do: Thứ nhất, tôi muốn quảng bá Kafka với tư cách là một thiên tài văn chương, người không thể thiếu trong đời sống tinh thần Việt; hai là, để bày tỏ lòng yêu mến của tôi đến Kafka, một người mà, những gì ông nói thì luôn đúng trong tuyệt đại đa số hoàn cảnh, nhất là những trớ trêu nhân sinh trong thời cách mạng 4.0. Vì lẽ đó, lãng quên Kafka là tội lỗi khó có thể dung thứ.
(Trích Lời nói đầu)
Ký hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa. Không thể có bất cứ một ký hiệu nào nằm ngoài văn hóa. Theo đó, ký hiệu không hề và không thể tồn tại như một thực thể độc lập tuyệt đối, mang một nghĩa tự trị đơn nhất. Ngay từ lúc ra đời, ký hiệu luôn được tri nhận trong các mối quan hệ văn hóa nhất định. Một ký hiệu, vì thế đã trở thành một tổ hợp ký hiệu trước và sau nó. Vậy nên, nó luôn là một liên ký hiệu.
Từ phát hiện này, chúng tôi tiếp cận ký hiệu ngôn từ ở chiều sâu của liên ký hiệu, đúng hơn là từ ký hiệu học hậu hiện đại. Khác với lẽ thường, thay vì lập mô hình để khu biệt và nhận dạng nghĩa của ký hiệu theo các cách nhà cấu trúc luận, chúng tôi đi giải cấu trúc ký hiệu để tìm bản chất của ký hiệu ngôn từ, tìm nội hàm của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng,… tóm lại là từ các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của chúng.
Sách này sử dụng lại, có sửa chữa cơ bản, một số chương đã in trong cuốn Ký hiệu học văn học, nhưng được sắp xếp để làm nổi bật lên tính liên ký hiệu - một đóng góp mang tính cá biệt của chúng tôi cho ngành ký hiệu học, vốn đã được khảo sát và ứng dụng rộng trên toàn thế giới.
Nghiên cứu ký hiệu đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những tên tuổi như Charles Sanders Peirce, Ferdinand de Saussure, Roland Barthes, Jacques Derrida,… đã quá quen
thuộc với giới học thuật Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trên thế giới ắt hẳn đã có cả triệu công trình lớn nhỏ. Có thể kể các cuốn tiêu biểu: Claude Lévi–Strauss với Nhân học cấu trúc (Structural Anthropology, 1968); Jacques Lacan với Ngôn ngữ của cái tôi: chức năng của ngôn ngữ trong Phân tâm học (The Language of the Self: The Function of Language in Psychoanalysis, 1968); Terence Hawkes với Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học (Structuralism and Semiotics, 1977); Jonathan Culler với Truy tìm ký hiệu (The Pursuit of Signs, 1981); Robert Scholes với Ký hiệu học và diễn giải (Semiotics and Interpretation, 1982); Thomas A. Sebeok (chủ biên), Ký hiệu chuyện kể: một khảo sát ký hiệu học (The Tell– Tale Sign: A Survey of Semiotics, 1975); Robert E. Innis (chủ biên), Ký hiệu học: Hợp tuyển nhập môn (Semiotics: An Introductory Anthology, 1985)…
Trước vô vàn công trình nghiên cứu giá trị trên, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tổng hợp các lý thuyết đó theo một cấu trúc của riêng mình nhằm đưa ra một cách tiếp cận ký hiệu vừa mang tính hệ thống vừa dễ hiểu hơn đối với người đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết ký hiệu học, đặc biệt là liên ký hiệu, để phân tích, giải mã tác phẩm văn học, nhằm giúp người học cách thực hành lý thuyết, vận dụng nó vào thực tiễn. Văn bản được chọn khảo sát trong sách này được ưu tiên cho các tác phẩm được tuyển dạy trong nhà trường Việt Nam.
Hi vọng sách sẽ bổ ích đối với những ai yêu thích liên ký hiệu, yêu thích sự nghiên cứu ngôn ngữ văn chương như một quá trình hành dụng. Biết khó có thể tránh được hạn chế, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp để sách hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018
GS. TS. Lê Huy Bắc
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.