NGHỀ THẦY - NHỮNG TÂM SỰ CÒN NÓNG HỔI SAU GẦN 80 NĂM
"Tôi nhận được lời mời viết lời giới thiệu cho cuốn “Nghề thầy” của cụ Hoàng Đạo Thúy (1900-1994) giữa lúc làn sóng phê bình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 vừa lắng xuống.
Bởi thế, tôi đã đọc bản thảo cuốn sách trong một tâm trạng rất đặc biệt với không biết bao nhiêu mối liên tưởng dọc ngang giống như từng đợt sóng.
Đã gần 80 năm trôi qua kể từ khi cuốn sách “Nghề thầy” được xuất bản lần đầu tiên (1944). Tuy nhiên, chong đèn lên và đọc nó trong tâm thế không rời bỏ những ngổn ngang của hiện thực và kìm nén suy tư, ta sẽ thấy những gì cụ viết trong cuốn sách, những lời tâm sự mà cụ giãi bày trong cuốn sách mỏng này vẫn còn nóng hổi.
Không! Nhiều thứ, kể cả những tri thức giáo dục học ở trong sách vẫn còn nóng hổi! Cho dù chỉ là một cuốn sách mỏng, viết dưới dạng những lời tâm sự, chia sẻ về chuyện nghề của một người thầy cả đời tâm huyết hơn là một công trình khảo cứu công phu của một học giả chủ trương lập thuyết, nhưng kì lạ thay, đa số những vấn đề mà tác giả đặt ra, bàn luận, hướng dẫn cho đến hôm nay vẫn chưa hề cũ, thậm chí là còn rất mới, thậm chí nhiều giáo viên đương đại còn chưa với tới.
Nếu loại trừ đi cách dùng từ ngữ cổ kính mang dấu ấn của thời đại đã qua và tạm thay vào đó bằng một số từ ngữ đang được dùng phổ biến thậm chí là “thời thượng” ở hiện tại, ta sẽ thấy hình như cuốn sách được viết cho chính chúng ta, cho chính những người đang làm “nghề thầy” trong thế kỉ XXI này!
[...]
Sẽ còn rất nhiều điều hay và mới mẻ nữa trong tư tưởng, quan niệm và kinh nghiệm của cụ Hoàng Đạo Thúy nhưng tôi xin kết thúc bài giới thiệu ở đây bằng cách dẫn lại những lời tâm sự nhẹ nhàng mà cháy bỏng của tác giả về nghề thầy. Chúng ta hãy cùng đọc đi đọc lại và suy ngẫm:
“Kể ra thì cái nghề của chúng ta cũng như, hay là hơn các nghề khác, cũng có lắm cái nhục và lắm cái vinh.
Thầy ngồi một nơi mà trẻ xấc láo, cha mẹ học trò lại khinh khỉnh, lườm nguýt, cô ra chợ, người ta bán đắt, hàng xóm chỉ chực chửi đổng, giữ nhau từng miếng, thì cái nghề mình cực thật, thà làm cu ly đập đá còn hơn.
Những thầy đã tận tụy, trong lâu năm, học trò đã khá giả, làng đã sạch sẽ, thịnh vượng, nước đã thảnh thơi, lúc trẻ nhỏ vào học, mặt sáng sủa tỉnh táo; thế thì thầy cũng có thể vui lòng mà bảo rằng: “tiến vi quan, đạt vi sư” người xưa nói vậy mà phải”.
- Nguyễn Quốc Vương
TÁC GIẢ:
Hoàng Đạo Thúy (1900 – 1994), là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông học trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học và tích cực tham gia các phong trào cứu tế xã hội, truyền bá quốc ngữ và là thủ lĩnh của phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam. Sau năm 1945, ông gia nhập quân đội và lần lượt đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền đương thời cho đến khi về hưu.
Hoàng Đạo Thúy hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trong lĩnh vực nào cũng để lại những dấu ấn đặc biệt. Ông đã viết nhiều tác phẩm về giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là những tác phẩm nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam.
"Ở huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông, có làng Phú Đôi, dân làng làm nghề nông, nhưng lại kiêm nghề gánh sách đi bán. Những người bán sách như vậy, gọi là phường Đổi đến, vi khao khát sách tốt văn hay. Hàng sách vào đến ngõ, là thầy búi tóc chạy ra, trò xúm xít lại; dăm ba người biết chữ trong làng cũng đến. Nhà hàng đưa danh mục xem trước, khách có tỏ ý mua, mới bày sách ra. Cách trả tiền cũng vừa với sức nhà nho nghèo. Có tiền thì trả tiền; không sẵn tiền thì đem ra sách cũ, giấy lộn, là thứ giấy đã viết kín một mặt rồi, lại lộn ra mặt sau mà viết lần nữa. Cứ xếp giấy bằng bê ngang hay bề dọc quyển sách là đủ."
Với Phố phường Hà Nội xưa, nhf văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã kể lại thật sâu sắc văn hóa phong tục của mảnh đất kinh thành. Ông coi đó là những vật liệu quý để rèn đúc con người ngày mai. Bây giờ đây, khi chính người Hà Nội đôi lúc còn cảm thấy lạ lẫm với thành phố, với con người nơi mình đang sống thì những trang viết khúc triết, đầy hoài niệm của Hoàng Đạo Thúy lại càng thêm cần thiết: chúng tái hiện một Hà Nội khác, thâm trầm và sâu lắng hơn trong những căn rễ văn hóa chưa hẳn đã phôi phai...
Vào cuối những năm 1950, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa giành thắng lợi vẻ vang thì cũng là lúc người Việt Nam chuẩn bị đối mặt với cuộc chiến chống Mỹ gian nan. Trong bối cảnh đó, nhằm mục đích cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân đội và nhân dân Việt Nam, Hoàng Đạo Thúy đã viết hai tác phẩm Sát Thát và Ông cha ta đánh giặc thế nào như lời hiệu triệu của truyền thống lịch sử oai hùng. Nếu như Sát Thát là bản tóm lược chi tiết về ba cuộc kháng chiến oanh liệt chống Mông Nguyên của quân dân nhà Trần ở thế kỷ 13, thì Ông cha ta đánh giặc thế nào đã tái hiện gần như toàn bộ lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người Việt, từ chuyện Phù Đổng Thiên vương đánh giặc n đời Hùng vương thứ 6 cho đến cuộc chiến quét sạch quân Thanh khỏi bờ cõi của vua Quang Trung cuối thế kỷ 18. Những câu chuyện được tác giả kể lại một cách hết sức giản dị, súc tích nhưng chứa chan niềm tự hào dân tộc. Cho đến hôm nay, những câu chuyện đó vẫn còn được kể lại, và chắc chắn sẽ còn được kể lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau, như là những bài học yêu nước bất khuất đối với mỗi con dân đất Việt. TÁC GIẢ: Hoàng Đạo Thúy (1900-1994), là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông học trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học và tích cực tham gia các phong trào cứu tế xã hội, truyền bá chữ Quốc ngữ và là thủ lĩnh của phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam. Sau năm 1945, ông gia nhập quân đội và lần lượt đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền đương thời cho đến khi về hưu. Hoàng Đạo Thúy hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trong lĩnh vực nào cũng để lại những dấu ấn đặc biệt. Ông đã viết nhiều tác phẩm về giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là những tác phẩm nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam.
Phố Phường Hà Nội Xưa
Phố phường Hà Nội thuở xưa vừa ghi lại sâu sắc những dấu ấn văn hóa vừa thể hiện rõ nét sự phát đạt tinh vi của các ngành nghề. Hàng nào thức ấy. Phố Hàng Nón, bạt ngàn các kiểu: nón “cu ly”, “nhị thôn”, “ba tầm”, “quai thao”, nón “tu lờ”, lông trắng, lông cò, chóp bạc, bông bèo vàng ... Phố Hàng Bạc, đủ các loại đồ bạc từ thô sơ đến tinh xảo. Phố Hàng Đồng, các vật dụng đúc bằng đồng…
Nhưng thật lạ, sao không có phố Hàng Sách nhỉ? Hóa ra sách bán ở phố Hàng Gai, còn mua dây gai, thì đến phố Bát Đàn.
Lại nữa, đã có phố Hàng Vải bán các loại vải lụa, vải thâm... sao phải thêm phố Hàng Đào bán lụa hồng, lụa đỏ?
Những trang viết của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy sẽ giúp bạn hiểu thấu một Hà Nội khoan hòa, thanh nhã, “ghét lòe loẹt mà thích diểm dắn", qua những con phố “Hàng Gai phong nhã, Hàng Đào hào hoa” ...
---
Nhà văn hóa HOÀNG ĐẠO THÚY (1900 - 1994)
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội; học Trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học tại Trường Tiểu học Sinh Từ; là thủ lĩnh phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam tại Bắc Kỳ; giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và là đại biểu Quốc hội khóa 1, 2…
Ông làm báo, viết văn, nhưng chuyên tâm nhất là khảo cứu. Ông đặc biệt ưa thích tìm hiểu và giới thiệu vẻ đẹp đất nước. Các tác phẩm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Người và cảnh Hà Nội, Đi thăm đất nước ta, Phố phường Hà Nội xưa… đã cung cấp nguồn tư liệu lớn, quý báu về lịch sử, địa lý và văn hóa nước ta. Với nhiều cuốn được nhận giải thưởng của Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy đã trở thành một trong những nhà Hà Nội học tâm huyết nhất.
Các tác phẩm chính:
• Hướng đạo sinh (1929)
• Bác Hai Bền (1941)
• Trai nước Nam làm gì? (1943)
• Nghề thầy (1944)
• Sát Thát (1958)
• Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1969)
• Phố phường Hà Nội xưa (1974)
• Người và cảnh Hà Nội (1982)
• Đi thăm đất nước ta (1978)
• Đất nước ta (Chủ biên, 1989)
• Hà Nội thanh lịch (1996)
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.