Trưởng Thành Khi Yêu
Trưởng thành khi yêu cùng độc giả khám phá năm đặc tính của một tình yêu tỉnh thức và vai trò quan trọng của chúng trong các mối quan hệ. Nền tảng của một tình yêu trưởng thành chính là sự cam kết trao cho nhau những gì tác giả gọi là “Năm Chữ A”: Attention – Quan Tâm, Acceptance – Chấp Nhận, Appreciation – Trân Trọng, Affection – Yêu Thương và Allowing – Cho Phép. Với rất nhiều bài thực hành dành cho các cặp đôi và cả người độc thân, Trưởng thành khi yêu giúp người đọc hiểu sâu và có cái nhìn tích cực về hành trình yêu thương trọn đời.
Với chủ đề trọng tâm là tình yêu chánh niệm, “Trưởng thành khi yêu” sẽ dành cho độc giả - người trưởng thành; người có hứng thú với chủ đề tình cảm lứa đôi, chữa lành đứa trẻ bên trong và những tổn thương từ quá khứ; người có hiểu biết cơ bản về Phật giáo
Tác giả:
David Richo ngoài thực hiện những công việc của một chuyên viên trị liệu tâm lý gia đình và hôn nhân, giáo viên, nhà văn, người điều phối khóa học. Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng David Richo còn mang một sứ mệnh cao cả khác là nghiên cứu lợi ích của chánh niệm và lòng từ bi trong công cuộc phát triển cá nhân, niềm hạnh phúc trong các mối quan hệ lứa đôi. Ông cho ra đời nhiều cuốn sách, trong đó kết hợp các quan điểm tâm lý học Carl Jung, thơ ca và thần thoại với mục đích tích hợp tâm lý với duy linh. Sách và các khóa đào tạo của ông thường tập trung vào thực hành tâm linh trong Phật giáo và Ki-tô giáo.
Trích đoạn sách:
ĐO LƯỜNG HẠNH PHÚC | Nếu không hạnh phúc trong một mối quan hệ, bạn có thể nghĩ đó là lỗi của đối phương. Nhưng đôi khi, đó là do bản thân bạn không tin mình có quyền được hạnh phúc. Hãy cùng xem những dấu hiệu của một niềm tin sai lệch như vậy dưới đây. Những điều nào đúng với bạn? Dành ra ba phút để viết ra các dấu hiệu bạn từng có. Sau đó, hãy lần ngược lại các dấu hiệu ấy và viết về cách bạn sẽ áp dụng tư duy mới.
- Tôi tin rằng mục đích sống của mình không phải là để tận hưởng mà là để chịu đựng.
- Tôi luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình.
- Tôi phải hy sinh bản thân vì người khác do cảm thấy mang ơn, tội lỗi hay thương hại.
- Tôi liên tục phủ nhận bản năng tự bảo vệ của mình.
- Tôi không thể lên tiếng, thay đổi hay buông bỏ một mối quan hệ vì điều đó có thể làm tổn thương người kia. Tôi luôn nói với chính mình: “Tự làm tự chịu thôi”.
- Trước khi khẳng định quyền hạn hay đáp ứng nhu cầu của bản thân, tôi phải làm cho người khác hạnh phúc trước đã.
- Mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi tôi luôn làm cho người kia hạnh phúc.
- Tôi sẵn sàng để cho đối phương làm tổn thương mình.
Nếu những niềm tin tôn giáo, văn hóa hay từ cha mẹ truyền lại cho tôi giống với những điều nêu trên, điều đó có nghĩa là chúng vẫn đang điều khiển tâm lý của tôi sao? Khi nào tôi mới có thể tự kiểm soát tâm lý của chính mình?
…
Những gì chúng ta cho và nhận trong một mối quan hệ tình cảm sẽ áp dụng được với cả những nhu cầu từ thuở thơ ngây lẫn hành trình tu tập khi ta trưởng thành. Đó chính là Năm Chữ A. Chúng ta trao cho đối phương và nhận lại từ họ cùng một tình yêu thương ta đã mong cầu theo bản năng thời thơ ấu. Khác biệt ở chỗ, giờ đây, chúng ta coi đó như một món quà hào phóng, được khao khát thay vì bị đòi hỏi. Nó giúp ta nâng cao lòng tự tôn của mình bây giờ và cũng cần thiết khi ta bắt đầu hình thành khái niệm về bản thân khi còn nhỏ.
Vậy chính xác thì chúng ta cho và nhận như thế nào? Cách đầu tiên vừa dễ lại vừa khó: nói ra những gì mình muốn và lắng nghe đối phương. Nói ra những gì mình muốn là sự kết hợp của các yếu tố quan trọng nhất trong tình cảm. Nó mang lại cho đối phương một món quà là có thể thấu hiểu bạn hơn, thấu hiểu những nhu cầu và sự nhạy cảm của bạn. Nó cũng giúp bạn nhận được những phản hồi “miễn phí” từ đối phương. Cả hai hoạt động rất mạo hiểm và do đó đều giúp bạn thêm trưởng thành. Bạn học cách buông bỏ chấp trước rằng phải luôn được đáp ứng, sẵn sàng và chấp nhận bị chối từ mà không thấy cần phải trừng phạt đối phương.
Lắng nghe người thương bày tỏ mong muốn chính là thấu hiểu được những cảm xúc và nhu cầu thật sự ẩn bên dưới những mong muốn ấy. Như thế là trân trọng nguồn cơn của những mong muốn. Đó là từ bi trước bất kỳ nỗi đau nào ẩn giấu trong những mong muốn ấy. Ta công nhận đối phương vì đã dũng cảm đối mặt khi bị chối từ hay hiểu sai. Chúng ta nghe bằng tai nhưng lắng nghe bằng trực giác và trái tim mình. Sự cho và nhận đòi hỏi khả năng thấu hiểu trọn vẹn những nỗi sợ hãi và điểm yếu của đối phương cũng như biết phân biệt giữa những nhu cầu chúng ta có thể và không thể mong đợi được đáp ứng.
Cách cho và nhận thứ hai trong một mối quan hệ trưởng thành là thông qua sự đồng thuận trong tình dục: Các bạn sẽ ân ái khi cả hai cùng khởi sinh mong muốn, không phải khi một người ép buộc người kia. Các bạn vẫn có thể âu yếm mà không cần phải có tình dục. Các bạn biết làm thế nào để có thể vui vẻ bên nhau. Các bạn tương tác mà không làm tổn thương, mỉa mai, chế giễu hay cười nhạo những khuyết điểm của nhau.
Chúng ta cho và nhận bình đẳng, không phân thứ bậc với đối phương và cả chính mình. Chỉ bản ngã lành mạnh, chứ không phải người khác, mới có quyền làm chủ cuộc sống của bạn. Khi thật sự gần gũi, đôi bên đều có tiếng nói bình đẳng những khi cần ra quyết định. Một nửa đích thực không cố “thống trị” đối phương.
[…]
Cuối cùng, người thật sự trưởng thành sẽ chấp nhận một thực tế rằng sự thỏa mãn chỉ là tạm thời, thậm chí nhất thời. Khi trưởng thành, chúng ta sẽ chấp nhận việc Năm Chữ A chỉ được thể hiện hoàn hảo trong những thời khắc nhất định. Điều quan trọng là chúng đến với ta theo những phương cách tốt đẹp trong hầu hết thời gian. Dù thế nào đi nữa, con người chỉ có thể có thứ gọi là khoảnh khắc hạnh phúc khi nó hoàn toàn là của mình hay khi tình yêu vô điều kiện được trao hoặc nhận tròn vẹn. Tuy nhiên, chúng ta trân trọng và thấy những khoảnh khắc ấy là đủ để duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Cuối cùng, khi đã biết cúi mình trước quy luật vô thường của cuộc sống, ta ngừng tìm kiếm, đòi hỏi, thao túng để được trường tồn và toàn hảo. Thay vào đó, ta vô cùng biết ơn những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ bé của mình và biết như thế là đủ. Tuy nhiên, không ai có thể trách ta vì đã không ngừng đặt câu hỏi về quy luật ấy và hy vọng nhiều hơn nữa. Tâm lý của chúng ta được cấu thành từ những tư duy phức tạp và phi lý trí. Cần phải có chiều sâu và khiếu hài hước đầy dũng cảm để hiểu rõ vấn đề và theo đuổi con đường lâu dài, bí ẩn dẫn đến sự trọn vẹn. Những kẻ liều lĩnh như chúng ta ắt sẽ không ngần ngại một phút giây nào.
Mục lục:
1 | TẤT CẢ ĐÃ BẮT ĐẦU RA SAO
Sức mạnh của chánh niệm
Sự luân chuyển giữa quá khứ và hiện tại
Năm Chữ A: Chiếc chìa khóa mở cánh cửa lòng
Sự hiện hữu vô điều kiện và năm tư duy của bản ngã
2 | TÌNH YÊU VÀ THIẾU THỐN
Khi ta phủ nhận mình từng thiếu thốn
Điều làm tổn thương ta sẽ an ủi ta
Gia đình ảnh hưởng đến ta như thế nào?
Thắp sáng nỗi đau
Hành trình anh hùng
3 | TÌM KIẾM TRI KỶ
Phải chăng tôi không phù hợp với những mối quan hệ tình cảm?
Những “ứng viên” đủ điều kiện
Chúng ta đang hướng tới điều gì?
Bộc lộ hoàn toàn
Tình dục hóa nhu cầu của chúng ta
Khao khát của chúng ta
Vai trò của định mệnh
4 | SỰ LÃNG MẠN TRONG TÌNH YÊU
Giai đoạn tăng trưởng trong tình yêu
Khi tình yêu trở thành “cơn nghiện”
Thế nào là tình yêu?
5 | KHI XUNG ĐỘT PHÁT SINH
Giải quyết vấn đề
Quá khứ trong hiện tại
Hướng nội hay hướng ngoại
Cơn giận lành mạnh
6 | KHI NỖI SỢ ẬP ĐẾN - CÙNG HIỂM NGUY
Bị bỏ rơi, và bị quan tâm quá mức
Học hỏi từ nỗi sợ
Ghen tuông
Phản bội
Xử lý nỗi thất vọng
7 | BUÔNG BỎ BẢN NGÃ
Hiểu về bản ngã kiêu ngạo
Hiểu về bản ngã tự ti
Chấp nhận những điều chúng ta không thể thay đổi
8 | CAM KẾT CỦA CHÚNG TA
Tình yêu cất lời 316
Mối liên kết bền vững
9 | KHI MỐI QUAN HỆ KẾT THÚC
Duyên dáng bước tiếp
Khi người rời xa
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.