Áo Vách Núi: Nét đẹp của sự tĩnh lặng và tỉnh thức
Giới thiệu tác giả
Sư cô Đẳng Nghiêm là một vị tu sĩ Phật giáo thuộc Tăng đoàn Làng Mai, được biết đến với sự kết hợp độc đáo giữa nền tảng y khoa vững chắc và tinh thần tu tập sâu sắc. Sau khi tốt nghiệp Y khoa tại University of California San Francisco, sư cô đã dấn thân vào con đường tu hành, trở thành một trong những đệ tử trẻ của Thiền sư Nhất Hạnh.
Sư cô thường xuyên tổ chức các khóa tu và giảng dạy giáo lý đạo Phật tại nhiều quốc gia trên thế giới, mang tinh thần chánh niệm đến với đông đảo người trẻ thông qua chương trình Wake Up.
Khám phá chân lý đạo Phật qua lăng kính hiện đại
"Áo Vách Núi" là một tuyển tập những bài viết sâu sắc và đầy cảm xúc, qua đó sư cô Đẳng Nghiêm chia sẻ những trải nghiệm tâm linh của bản thân, đồng thời trình bày giáo lý đạo Phật một cách dễ hiểu và gần gũi.
Tác phẩm này ra đời như một lời khẳng định về giá trị trường tồn của đạo Phật trong thời đại hiện đại. Sư cô Đẳng Nghiêm giúp độc giả nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải “làm mới” đạo Phật, để nó tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại an bình cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Nội dung chính
"Áo Vách Núi" là lời khẳng định về giá trị trường tồn của đạo Phật trong thời đại hiện đại. Sư cô Đẳng Nghiêm mang đến cho độc giả những bài học về:
* **Tu tập thiền định:** Sư cô Đẳng Nghiêm dẫn dắt độc giả vào thế giới thiền định với những bài viết như "Bước chân thiền hành", "Tâm kinh tuệ giác qua bờ", "Ngọn nến mỉm cười",...
* **Sống có ý thức:** Tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống tỉnh thức trong hiện tại, nhận thức rõ bản thân và hành động một cách có trách nhiệm. Những bài viết như "Có những cụm mây", "Gia đình là chúng ta", "Sống chung hòa hợp",... là minh chứng cho điều này.
* **Tình yêu và sự chuyển hóa:** Sư cô Đẳng Nghiêm chia sẻ những suy ngẫm về tình yêu, sự đau khổ và chuyển hóa trong cuộc sống. Bài viết "Nửa đời ve sầu", "Tình yêu trong cơ thể", "Trở về với đất",... sẽ mang đến cho bạn đọc những góc nhìn mới mẻ và đầy cảm xúc.
* **Tuổi trẻ và hạnh phúc:** Tác giả dành riêng một phần nội dung để chia sẻ những bài học về hạnh phúc dành cho giới trẻ, với những chủ đề như "Tuổi trẻ và hạnh phúc", "Tuổi trẻ và tình dục",...
Review nội dung sách
"Áo Vách Núi" không chỉ là một cuốn sách về đạo Phật, mà còn là một hành trình khám phá bản thân, một lời khích lệ để mỗi người sống trọn vẹn và hạnh phúc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, nhưng không kém phần sâu sắc, sư cô Đẳng Nghiêm đã truyền tải thông điệp về sự bình an, yêu thương và tỉnh thức.
Những câu chuyện được tác giả chia sẻ là những trải nghiệm chân thật, giúp người đọc cảm nhận được sự vững chãi và niềm hạnh phúc đích thực mà sư cô đã đạt được.
**"Áo Vách Núi" là một tác phẩm ý nghĩa dành cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, là hành trang để mỗi người xây dựng một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.**
Mục lục
* Lời giới thiệu
* Lời nói đầu
* Áo vách núi
* Tâm kinh tuệ giác qua bờ
* Bắc một cây cầu
* Bọ cạp tính
* Bước chân thiền hành
* Chọn làm người tu
* Cơ hội của một nụ hoa
* Có những cụm mây
* Dặn dò
* Đạo đức ứng dụng tại Bhutan và Ấn Độ
* Đôi mắt ban đầu
* Gia đình là chúng ta
* Hãy hỏi con ngựa
* Kinh Thích ý chân chính
* Lễ truyền đăng
* Ngọn nến mỉm cười
* Nửa đời ve sầu
* Nương tựa tăng
* Quyền lực
* Sống chung hòa hợp
* Thiên đường tăng thân
* Thương như thầy thương
* Tịnh độ hiện tiền
* Tình yêu trong cơ thể
* Trở về với đất
* Tuổi trẻ và hạnh phúc
* Tuổi trẻ và tình dục
Sồi sống nhiều năm tại Tu viện Lộc Uyển, nơi có vô số cổ thụ thuộc họ Sồi. Có những cây thân uốn cong, xòe cành như các vũ công. Có những cây thân vươn lên thẳng tắp trước khi dang rộng những vòng tay khổng lồ.
Nơi nào có sồi là có đá, những hòn đá lớn bé đủ cỡ và những tảng đá khổng lồ. Theo thời gian, cây sồi đã mọc trùm lên đá với rễ luồn sâu vào lòng đá. Đá là một phần của sồi và ngược lại, sồi là một phần của đá. Khi nhìn thấy một cây sồi tróc gốc, bạn sẽ nhận ra rễ cây sồi đan quyện chi chít vào đá từ trong gốc. Sồi và đá tuy là hai nhưng đã trở thành một. Chúng hỗ trợ, nâng đỡ nhau. Tảng đá cung ứng các loại muối khoáng cho cây và cây cao kia bắt rễ sâu trong lòng đất đá. Liên hệ giữa sồi và đá cho tôi rất nhiều cảm hứng và tôi tin rằng trong tình yêu chân thật, chúng ta cũng lớn lên và nương tựa vào nhau như vậy, không còn sự phân biệt giữa tôi và bạn. Dù rằng sồi và đá vẫn có các đặc tính riêng, chúng sống bên nhau, hỗ tương và hòa đồng. Sồi là sồi nhờ có đá, đá là đá nhờ có sồi.
Là những người cùng đi trên con đường tâm linh, chúng tôi học sống với tình thương mến nhau, học chuyển hóa và chữa lành các vết thương theo tinh thần của sồi và đá. Hạnh phúc và đau khổ của người kia cũng là hạnh phúc và đau khổ của tôi. Chăm sóc tôi cũng là chăm sóc người.
Ít có sách nào nói về một tình yêu cho chính bản thân mình. Tất cả chúng ta ai cũng muốn thương yêu và được thương yêu, nhưng hầu như tất cả chúng ta đều hướng tình thương ra ngoài, tập trung vào một đối tượng nào đó ở ngoài mình. Hướng ngoại như vậy, ta quên đi chính ta. Trong tình yêu ta nghĩ tới hai người: ta và người yêu của ta. Điều này khiến ta muốn giành lấy, ghì lấy người kia làm sở hữu như đó là một thứ áo giáp giúp ta sinh tồn hay làm vững chắc bản ngã của mình.
Những trải nghiệm trong cuộc đời của tôi đã dạy cho tôi hiểu rằng yêu thương, trước hết và quan trọng hơn hết, là phải quay vào bên trong để yêu thương ngay chính mình.
Lớn lên tôi đã tin rằng khi tôi thành danh, có sự nghiệp và gặp được người tâm đầu ý hợp thì cuộc đời tôi xem như được trọn vẹn. Mọi mất mát và những tai nạn bi thương của tuổi thơ sẽ được đền bù.
Tôi đã đạt được tất cả những mơ ước đó của mình. Tôi học y khoa, ra trường và có địa vị cao trong xã hội. Tôi có tuổi trẻ, có sự thu hút và được nhiều người theo đuổi. Tôi đã có một mối tình thật đẹp. Anh bạn tôi yêu tôi vô cùng. Nhưng oái ăm thay! Tôi vẫn thường quay lưng lại với anh mỗi khi những ám ảnh của quá khứ trồi lên trong tâm thức. Tôi bầu bạn và nắm giữ những nỗi khổ niềm đau thay vì trân quý những hạnh phúc đang có mặt. Tôi tìm kiếm tình yêu ở ngoài mình và hầu như chưa bao giờ cảm thấy thỏa đáng. Dù cho Bụt có hiện ra lúc đó và thương yêu tôi, có lẽ tôi cũng vẫn bỏ đi vì tôi không hề biết yêu chính mình!
Trong sách “Phương thuốc chánh niệm mầu nhiệm” tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả những mẩu chuyện về chính cuộc đời của tôi và cách áp dụng sáu yếu tố của tình thương đích thực để tôi có thể trở thành tri kỷ của chính tôi và cho người khác. Tôi cũng xin trình bày sáu yếu tố thương yêu theo trình tự sau đây: 1. Tương tức; 2. Tình bạn; 3. Niềm vui; 4. Niềm tin; 5. Sự tôn trọng; 6. Sự chữa lành.
Tôi chọn bắt đầu với yếu tố tương tức vì tôi thiết nghĩ rằng chánh kiến có khả năng quyết đoán mọi hành động của thân-khẩu-ý, cũng như trong Bát chánh đạo, Bụt cũng đã bắt đầu với chánh kiến. Một khi chúng ta có chánh kiến, tất cả các yếu tố khác của tình thương đích thực cũng sẽ được nhìn qua lăng kính này. Khổ đau được kết tụ từ vô minh, biểu hiện qua cái nhìn và suy nghĩ méo mó của tà kiến và tà tư duy. Với chánh kiến về tương tức, sự chữa lành và các yếu tố khác của tình thương đích thực sẽ được biểu hiện một cách tự nhiên.
Khi hai người thương nhau, họ thường cầu mong được “đầu bạc răng long”. Đây là ước mơ được chung sống với nhau cho đến tuổi già, tóc bạc và răng rụng, không màng sự xinh đẹp, hào nhoáng của ngày xưa. Nó cũng bao hàm ý nghĩa là chúng ta cần phải học chăm sóc những cái răng của mình cũng như các phần còn lại của hình hài, sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, để chúng ta không bỏ người kia chơ vơ ở tuổi xế chiều. Đó cũng là cam kết cùng nhau đối phó với nghịch cảnh, vun trồng hạnh phúc để có thể sánh vai đi trọn con đường.
Nuôi dưỡng Lục vô lượng tâm trong tự thân là sự thực tập cụ thể nhất để có thể thỏa mãn nhu yếu thương yêu trong chính ta và cùng lúc giúp ta hiểu, thương, sống hòa hợp với những người ta nguyện thương yêu, với mọi người và mọi loài.
Tôi đã học được từ Thầy của tôi rằng mỗi giây phút sống sâu sắc là một mối tình thiên thu. Tôi ao ước được chia sẻ với các bạn những giây phút hồn nhiên, sống động ấy và qua đó, bạn cũng sẽ hiểu hơn về đời sống tu học của quý thầy, quý sư cô và của các bạn thiền sinh Tây phương thuộc truyền thống Làng Mai.
Phương thuốc chánh niệm nhiệm màu
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT. Tương tức
Hạt đậu âm dương
CHƯƠNG HAI. Tình huynh đệ
CHƯƠNG BA. Niềm vui và hạnh phúc
Ly sinh hỷ lạc – buông bỏ
Niệm sinh hỷ lạc
Định sinh hỷ lạc
Tuệ sinh hỷ lạc
CHƯƠNG BỐN. Niềm tin
CHƯƠNG NĂM. Tôn trọng và kính ngưỡng
CHƯƠNG SÁU. Chữa lành
Chữa lành bệnh tật
ĐOẠN KẾT
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
HẠT ĐẬU ÂM DƯƠNG
Vào ngày sinh nhật thứ 40 của tôi, người bạn xưa gửi tặng tôi vài hạt đậu âm dương. Hạt đậu hình bầu dục giống như các hạt đậu khác nhưng có một đường cong chạy dọc ngay chính giữa, chia hạt đậu làm hai phần: nửa trắng có một chấm đen, và nửa đen lại có một chấm trắng. Vì trong trắng có đen và trong đen có trắng nên tôi thường gọi đùa hạt đậu này là tương đậu. Bạn tôi mua những hạt đậu âm dương đó trên mạng Internet.
Những hạt tương đậu này đã trở thành pháp khí giúp tôi giải thích về giáo lý tương tức mà Bụt từng giảng dạy. Có thể danh từ tương tức có vẻ lý thuyết hay huyền bí. Nhưng hạt đậu âm dương cho ta thấy rất rõ: Cái này có trong cái kia, và cái kia có trong cái này. Đó chính là ý nghĩa của tương tức, là một công án để quán chiếu miên mật. Khi tôi mặc chiếc áo tràng nâu của người tu mà nghĩ rằng: “Khổ đau và hạnh phúc là của riêng tôi, không dính dáng gì đến ai khác” thì lúc đó tôi không thể hiện được tuệ giác của tương tức hay tương đậu! Trong bốn năm đầu sau khi xuất gia, tôi đã được sống tại Làng Mai, Pháp gần Thầy của tôi. Sau đó, tôi về tu học tại các tu viện Làng Mai ở Hoa Kỳ nhiều năm nhưng hàng ngày tôi thực tập hơi thở chánh niệm và thiền hành để thấy được Thầy trong tôi. Dần dần tôi nhận ra rằng cốt tủy của Thầy chính là hơi thở chánh niệm và bước chân chánh niệm.
Năm 2013, tôi được theo Thầy trong chuyến hành đạo tại Bắc Mỹ. Hôm đó Thầy đang nằm trên võng và tôi quỳ xuống cạnh bên, nhẹ nhàng đưa võng. Da mặt Thầy sáng láng như người trẻ, cặp mắt Thầy tinh anh, thánh thiện. Tôi đã xin Thầy viết cho tôi một thư pháp: “Tình thương đích thực bắt đầu với hình hài của chính mình”. Thầy hỏi: “Con có chắc không?” Tôi nhìn vào mắt Người và trả lời: “Dạ, đó là điều con đã thực tập từ khi con bị bệnh nặng”. Tôi đã có thể nhìn thẳng vào khuôn mặt uy nghiêm của Thầy vì tôi đã học được cách nhìn sâu vào tâm tư tôi, trực diện và chấp nhận những ý tưởng điên rồ, dối trá, ngoắc ngoéo trong tôi. Thầy nhìn tôi dịu dàng rồi nói: “Người ta thường hay phân biệt thân với tâm nhưng thực ra chúng không hề có sự khác biệt”.
Thầy của tôi, như bao học trò gọi Người, đã dạy cho tôi cách vun trồng một tình thương với tính chất chân, thiện, mỹ lâu bền. Với niềm tin tuyệt đối nơi Thầy và những lời dạy của Người, tôi luôn luôn tập nhìn vào những đam mê, vướng mắc của mình để có thể hiểu được gốc rễ của nó và dần dần chuyển hóa.
Tình thương đầu
Sơn, em trai tôi, là người đầu tiên tôi yêu trong cuộc đời của tôi. Mẹ chúng tôi phải buôn bán tảo tần quanh năm suốt tháng. Mỗi sáng, khi chị em tôi thức dậy, mẹ đã ra khỏi nhà rồi. Tôi thường giúp em tôi chải răng rửa mặt, sau đó tôi đi bộ ra chợ Tân Định cách nhà khoảng 15 phút để mua chút thịt bò và rau xà lách xoong. Tôi cắt miếng thịt thành các ô vuông, xào sơ sơ và để trên đĩa xà lách. Bò lúc lắc là món ăn dễ chuẩn bị nhất mà tôi đã học được khi mẹ dẫn chúng tôi đi ăn ở một tiệm ăn Pháp. Sau đó tôi và em tôi cùng tắm rửa rồi đi học. Sàn nhà tắm bằng xi măng tráng rất láng và có lỗ cống ngay đó. Ở trong góc có một cái lu lớn để hứng nước dưới cái vòi nước. Tôi đổ nước trên sàn xi măng, rắc bột xà bông rồi hai chị em thay phiên nhau trượt từ đầu bên này qua đầu bên kia như hai con cá trên cái sàn trơn. Chỗ tắm rất nhỏ, nhưng chị em tôi rất hạnh phúc với trò chơi đó hầu như mỗi ngày. Rồi tôi kỳ cọ cho em, mặc quần áo cho em và dắt em đến trường mẫu giáo trước khi tôi vào lớp của tôi, cũng thuộc trường Hai Bà Trưng ngay kế bên.
Khi mẹ còn sống, chúng tôi ngủ chung giường với mẹ. Rồi mẹ tôi mất tích năm 1980, lúc đó tôi 12 tuổi và Sơn chỉ mới tám tuổi. Sau khi mẹ mất tích, chị em tôi tiếp tục ngủ chung giường. Sơn đái dầm thường xuyên. Khi ngủ say, chúng tôi lăn lóc trên giường và cuối cùng tôi bị ướt mèm với nước tiểu của em. Sáng dậy, đầu tóc, mặt mũi, và quần áo của tôi thường đẫm mùi nước tiểu. Mỗi ngày tôi đều phải giặt quần áo của hai chị em. Nhiều khi tôi cảm thấy thật bực bội và tội nghiệp cho chính mình! Hết năm này qua năm khác, cho tới một ngày chán ngấy cái chuyện giặt giũ quần áo mền gối, tôi bắt đầu la làng trong khi phơi đồ trên cái bao lơn: “Ngày nào nó cũng đái dầm trên đầu trên cổ của con. Ngày nào con cũng phải giặt giũ. Trời ơi! Sao con khổ quá vậy?” Sơn mắc cỡ lắm, mặt đỏ lên vì lúc đó em đã mười tuổi rồi và đã bắt đầu biết để ý đến mấy cô bé hàng xóm!
Khi lớn lên, chị em chúng tôi vẫn thường tâm sự với nhau về thời thơ ấu. Trong suốt những năm tôi học đại học và y khoa, mỗi lần có dịp lễ là tôi lại về nhà thăm em ít nhất một hay hai tuần. Mẹ chúng tôi mất tích khi em tôi chỉ mới có tám tuổi nên mỗi khi chị em gặp lại, tôi thường kể chuyện cho em tôi nghe về khoảng thời gian mẹ còn sống, về khi em còn nhỏ để em không quên mẹ và cũng không quên thuở thiếu thời của mình. Chúng tôi coi lại các tấm hình xưa cũ. Hình em tôi nằm trần truồng, đầu ngóc lên thật dễ thương! Hình mẹ ôm em trong lòng. Hình hai chị em tôi đứng trên bờ hồ ở sở thú, Sơn mặt áo thun đỏ có hình con chó tai dài...
Có lần sau khi tôi đã xuất gia được ba năm, nhìn vào mấy tấm hình xưa tôi chợt nhắc tới chuyện em tôi thường đái dầm và có lần tôi đã la hét ở trên bao lơn. Em tôi nói: “Khi chị la to lên như vậy, em mắc cỡ và bị tổn thương nhiều lắm. Cho đến bây giờ nó vẫn còn làm cho em buồn!” Tôi nhìn em tôi mà chảy nước mắt. “Cho chị xin lỗi em. Lúc đó chị khổ lắm vì chị cũng chỉ là một đứa con nít mà phải chăm sóc cho em. Chị không biết cách nào khác. Em tha thứ cho chị nha em?”
Chuyện có vẻ nhỏ thôi nhưng em tôi đã mang nó trong lòng rất nhiều năm và vết thương vẫn âm ỉ chưa lành. Lần đó khi nhắc lại chuyện cũ, chị em tôi đã khóc rồi cười với nhau, hiểu nhau hơn và làm hòa được với nhau để có thêm bình an trong lòng. Tôi cũng chợt nhận ra rằng chưa bao giờ tôi hỏi Sơn tại sao không thức dậy đi dùng phòng vệ sinh mà lại đái dầm nhiều năm như vậy. Sau hơn 25 năm, cuối cùng tôi đã hỏi em tôi câu hỏi đó. Sơn nói em sợ ma. Từ phòng ngủ phải xuống cầu thang để đi vào nhà tắm, rất tối và rất xa, em sợ ma quá nên cứ nằm đó mà tiểu trên giường! Em nói em vẫn rất tỉnh táo mỗi lần tè dầm như vậy! Tôi thốt lên: “Nếu chị biết là em sợ ma, chị đã để cho em cái bô ở cạnh giường cho em tiểu vô đó rồi”. Có những câu hỏi quá đơn giản và thiết thực mà sao mình không bao giờ nghĩ đến nhỉ?
Khi học “Làm mới” với chính mình và với người thương, vết thương trong lòng sẽ được lành lại. Trong phương pháp thực tập Làm mới, khởi đầu ta công nhận những điều tốt đẹp trong tự thân, trong người kia, và trong liên hệ với nhau. Sau đó ta sám hối những hành động hay lời nói không dễ thương mà ta đã tạo ra cho chính ta và cho người kia. Rồi ta chia sẻ về các nỗi đau của mình do lời nói hay hành động của người kia đã gây ra. Trong quá trình thực tập này, chúng ta nhận diện được nỗi đau của chính mình. Chúng ta cũng thấy được nỗi đau của nhau. Nỗi đau của em cũng là nỗi đau của tôi, và nỗi đau của tôi cũng là nỗi đau của em. Tôi cố gắng làm mọi cách để chăm sóc niềm đau nỗi khổ trong tôi để tôi có thể hạnh phúc hơn. Và nếu tôi cố gắng làm mọi cách để giúp em vui hơn, điều đó cũng khiến tôi thêm hạnh phúc. Là một người tu, tôi không còn các điều kiện để tặng cho em tôi tiền bạc hay các tiện nghi vật chất nhưng tôi biết rằng mỗi khi em nghĩ tới tôi, em cảm thấy an tâm. Em biết rằng tôi biết chăm sóc tự thân và em không cần lo lắng gì về tôi nữa. Khi nói chuyện với tôi qua điện thoại, em biết tôi đang lắng nghe sâu, để hết tâm tư vào những lời em nói.
Tình thương vô điều kiện tôi dành cho em tôi đã giúp em tôi trở thành người thanh niên của ngày hôm nay. Em tôi vẫn còn chật vật trong việc chăm sóc chính em nhưng trong thâm tâm em biết rằng tôi luôn luôn yêu thương và chấp nhận em. Nếu có được một người yêu thương mình vô điều kiện trong cuộc đời của mình thì đó là một may mắn lớn vì tình thương này giúp mình đi qua mọi khó khăn, lẻ loi và tuyệt vọng. Trong thời niên thiếu, có những lần Sơn đã kề khẩu súng vào màng tai, có ý định tự sát vì không thấy nẻo ra. Nhưng rồi em tôi đã nghĩ tới tôi. Em kể lại cho tôi nghe rằng: “Lúc đó em nghĩ tới chị. Em thấy nếu em chết đi thì chị sẽ chỉ có một mình trong cuộc đời này và em không nỡ làm điều đó. Vậy nên em đã bỏ khẩu súng xuống”. Nhiều lần em tôi đã làm như vậy, và chính tôi cũng đã tự cứu mình nhiều lần chỉ vì tôi nghĩ tới em tôi. Đó là tình thương mà chúng ta có thể cho nhau. Chúng ta thương cảm cho khổ nạn của người kia thay vì chỉ đắm chìm trong chính mình. Chúng ta cố gắng tự chăm sóc mình vì biết đó cũng là chăm sóc người thương.
Hoa Nở Trong Đêm
Cuốn sách Hoa nở trong đêm lần đầu tiên ra mắt vào năm 2021 ở phiên bản tiếng Anh với tựa đề Flowers in the Dark: Reclaiming Your Power to Heal from Trauma with Mindfulness. Cuốn sách đã nhận được nhiều lời tán dương từ độc giả.
Hoa nở trong đêm lần đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam, được chính tác giả - sư cô Chân Đẳng Nghiêm chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cuốn sách mở ra một con đường giúp những nạn nhân sống sót sau sang chấn (đặc biệt nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục) được chữa trị những thương tổn và có khả năng phục hồi, thông qua Năm Giới Quý Báu của truyền thống Làng Mai, một hệ thống chứa đựng năm nguyên tắc hỗ trợ quá trình trị liệu sang chấn tâm lý – Bảo Vệ Sự Sống, Hạnh Phúc Chân Thật, Tình Thương Đích Thực, Ái Ngữ và Lắng Nghe, Nuôi Dưỡng và Trị Liệu.
Xuyên suốt cuốn sách, độc giả sẽ được tìm hiểu những câu chuyện hồi phục của những nạn nhân sống sống sau sang chấn tâm lý và đặc biệt, câu chuyện “hồi sinh” sau chấn thương tâm lý thời thơ ấu của chính tác giả - Sư cô Chân Đẳng Nghiêm – người được sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt và cũng đã vươn lên nghịch cảnh để “sống đẹp”, với tâm nguyện “những người trải qua chấn thương tâm lý, nhất là những người từng bị lạm dụng tình dục như tôi, có cơ hội học được nhiều phương cách chế tác nguồn sức mạnh nội tâm”.
Những con người xa lạ với chủng tộc, nền văn hóa, gia đình, tính cách khác nhau, nhưng đều đã tìm thấy sự chữa lành, hồi phục từ Giáo lý và Pháp môn quý báu của Làng Mai.
Những con người đã “hồi phục năng lực trị liệu sang chấn tâm lý bằng chánh niệm”.
“Thênh thang nẻo về
Có vòng tay nào rộng hơn vòng tay của
Vũ trụ?
Có tình thương nào bao la bằng tình thương của
Mẹ Quan Thế Âm?
Có trí tuệ nào bừng sáng như trí tuệ của
Bậc tỉnh thức?
Có giải thoát nào triệt để bằng
Giải thoát của tâm?”
Lời khen tặng dành cho Hoa nở trong đêm (Flowers in the Dark)
“Thật là một cuốn sách sâu sắc và đầy hy vọng! Cuốn sách đém đến tri thức thực tế tốt nhất cho những trải nghiệm tồi tệ nhất của cuộc sống. Sư cô Đẳng Nghiêm đã kết hợp khoa học thần kinh về chấn thương, các phương pháp điều trị hiệu quả và những hiểu biết sâu sắc của quá trình rèn luyện chánh niệm. Lối viết của sư cô rõ ràng và chân thành đến nỗi bạn cảm thấy được an ủi và được hỗ trợ bởi sự hiện diện của sư cô trên từng trang sách. Một cuốn sách tuyệt đẹp và rất đáng để đọc.”
— Rick Hanson, Tiến sĩ, tác giả của Buddha's Brain: The Practical Neuroscience of Happiness, Love, and Wisdom
“Thông qua câu chuyện của chính mình và của nhiều người khác, sư cô Đặng Nghiêm đã đưa đến một con đường để chữa lành những sang chấn từ nạn lạm dụng tình dục trẻ em thông qua chánh niệm… một con đường cho phép những người sống sót lấy lại tuổi thơ của mình, tiến về phía trước trong cuộc sống của họ và chữa lành những vết thương rất sâu. Một cuốn sách mà mọi nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục trẻ em nên đọc. Thật sự lay động và sâu sắc.”
— James R. Doty, Tiến sĩ Y khoa, người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Giáo dục về Lòng nhân ái và vị tha (CCARE) tại Trường Y khoa Đại học Stanford và là tác giả bán chạy nhất của tờ New York Times với cuốn sách Into the Magic Shop: A Neurosurgeon’s Quest to Discover the Mysteries of the Brain and the Secrets of the Heart
MỤC LỤC:
PHẦN 1: CHẤN THƯƠNG VÀ TRỊ LIỆU
Chương 1: Bắc cây cầu chánh niệm
Chương 2: Nẻo ra tùy thuộc lối vào nội tâm
PHẦN 2 : NĂM SỨC MẠNH
Chương 3: Niềm tin là sức mạnh
Chương 4: Tinh tấn là sức mạnh
Chương 5: Chánh niệm là sức mạnh
Chương 6: Định tâm là sức mạnh
Chương 7: Hiểu biết là sức mạnh
PHẦN 3: NĂM GIỚI QUÝ BÁU LÀ NGUỒN SỨC MẠNH
Chương 8: Bảo Vệ Sự Sống
Chương 9: Hạnh Phúc Chân Thực
Chương 10: Tình Thương Đích Thực
Chương 11: Ái Ngữ và Lắng Nghe
Chương 12: Nuôi Dưỡng và Trị Liệu
Chương 13: Phục hồi quyền lực
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
“Nếu ta mất người thân và chìm đắm trong nỗi buồn, trong quên lãng, có lẽ ta không ý thức rằng ta đang vô tình làm họ thực sự chết đi. Mỗi khi nhớ đến người thương, ta chỉ liên kết họ với sự mất mát và cái chết tang thương. Họ tồn tại trong quá khứ, hoàn toàn vắng bóng trong hiện tại. Trên hành trình tâm linh, ta học giúp người thương tiếp tục sống đẹp, có ý nghĩa. Tôi nói với mẹ tôi: “Mẹ ơi, con đang sống đẹp và bình an cho mẹ đây. Trong ba mươi sáu năm, mẹ không có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống. Mẹ làm việc quần quật, lo lắng cho gia đình. Con thiền hành cho mẹ, con sống nhẹ nhàng cho mẹ, vì mẹ có trong con”.
Đôi khi, nỗi đau của ta rất phức tạp. Cha mẹ có thể đã không đáp ứng được mong đợi của ta. Ta nuối tiếc, nhớ thương và đồng thời căm hận họ. Trong thiền định, ta nhìn nhận sự thật mà không trốn tránh hoặc bị cuốn vào quá khứ, tư duy, cảm xúc. Ta đưa tâm về hiện tại, nơi sự sống có thật và ta có quyền lựa chọn suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.Đúng với giáo lý Tương tức, quá khứ và tương lai đều tồn tại trong hiện tại. Ta không cần chạy về quá khứ hoặc tìm đến tương lai. Neo tâm vào hiện tại, ta thấy rõ những gì cần làm và tránh những điều không cần thiết. Khó khăn của ta phát xuất từ khó khăn của cha mẹ và tổ tiên. Họ không thể mang lại sự bảo bọc, ổn định và đồng cảm cho ta, vì họ không xử lý được buồn đau của họ. Đó là tại sao ta tiếp tục chạy trốn hoặc chìm đắm trong tuyệt vọng và bất lực của họ. Ôm lấy đứa bé bị tổn thương bên trong, ta nhận ra cha mẹ mình cũng là những đứa bé yếu đuối, mong manh và bị tổn thương. May mắn thay, Năm Loại Sức Mạnh – tín, tấn, niệm, định và tuệ – giúp ta chữa trị đồng thời bản thân và cha mẹ cũng như tổ tiên trong chính ta. “Đã có đường đi rồi, con không còn lo sợ”.
- Trích Chương 7: Hiểu biết là sức mạnh
“Hằng ngày, tôi thực tập thiền hành mỗi khi di chuyển. Dấu hiệu cho thấy tôi đang thiền hành là ý thức về hơi thở và bước chân mình. Một biểu hiện khác là khả năng nhìn nhận ra những điều thú vị, xinh đẹp trên đường. Để đạt được hạnh phúc, ta cần huấn luyện bản thân nhận ra những điều tốt đẹp và đơn giản xung quanh. Nếu không, hạnh phúc trở thành mục tiêu không thể đạt, luôn là củ cà rốt treo trước mũi con lừa, không bao giờ có thể với tới. Luôn có điều trước mắt ta, cuốn hút nhưng lẩn tránh ta. Khi trải qua những vết thương tâm lý, ta thường chỉ tập trung vào những bi kịch quá khứ. “Tâm như họa sư”, tâm là họa sĩ. Nếu họa sĩ chỉ sử dụng màu sắc tối tăm, bức tranh sẽ ảm đạm và u ám. Hạnh phúc chân thực tươi sáng, hiền hòa xinh đẹp, ngay bây giờ và ở đây, bên trong và xung quanh chúng ta. Ta cần tập khả năng nhìn nhận và biết ơn những điều ta vẫn có, không phải những điều ta đã mất hoặc không thể có được.
Hạnh phúc chân thực cũng đồng nghĩa với biết đủ, sống giản dị và không tích lũy vật chất. Ta không đầu tư quá nhiều năng lượng vào tương lai, không bị mắc kẹt trong niềm tin sai lầm rằng chỉ thành công mới mang lại hạnh phúc. Thay vào đó, ta nhận ra và chăm sóc những điều kiện hạnh phúc ở hiện tại, từ đó có thêm năng lượng và tự tin để trải nghiệm hạnh phúc trong sự sống.
Sư Ông Làng Mai thường nhấn mạnh: “Người tu phải có khả năng chế tác niềm vui và hạnh phúc bất cứ lúc nào họ muốn”. Tôi tạo ra hạnh phúc chân thực bằng chánh niệm, chánh định và chánh kiến rằng tôi còn sống, không còn là đứa trẻ bất lực, không còn là nạn nhân. Tôi có khả năng chăm sóc mình, đối mặt với quá khứ, hiện tại và tương lai mà không sợ hãi hoặc lo âu. Tôi được nhiều người quan tâm, yêu thương và yểm trợ. Tôi có cơ hội chia sẻ sự tu học của mình và giúp người khác trị liệu. Biết ơn mình và biết ơn đời mang lại rất nhiều hạnh phúc!”
- Trích Chương 9: Hạnh Phúc Chân Thực
“Chúng ta mang theo những hạt giống khổ đau và chúng ta cũng mang theo những hạt giống trị liệu. Với niềm tin, sự tinh tấn, niệm, định và tuệ, chúng ta tạo ra điều kiện để những đóa hoa hòa bình nở rộ, ngay cả trong đêm tối. Thế giới đầy những khoảnh khắc nguy hiểm nhưng tình thương cũng luôn luôn tồn tại khắp nơi khi chúng ta kiên trì tu học, không để mình mất hút trong bi kịch cuộc đời. Phẩm chất của vị Bồ Tát hiện diện trong từng chúng ta, đang chờ để nở hoa”.
- Trích Chương 13: Phục hồi quyền lực
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.