BỘ SÁCH DU HÀNH VÀO VŨ TRỤ NÀO
“GIÁO SƯ” TÔN GIÁO
Tớ là Jonas và tớ ở trong đội bóng cùng với Sara, Indrani, Tenzin và Mehmet. Bọn tớ rất “khác nhau” có lẽ vì bọn tớ theo các tôn giáo khác nhau. Cách bọn tớ ăn mừng mỗi lần chiến thắng trong các trận đấu cũng chẳng hề giống nhau nốt.
Thầy huấn luyện của tớ tên là Ferdinand Lichte và rất am hiểu về các tôn giáo trên thế giới. Nhờ thầy mà giờ bọn tớ lại hiểu thêm về tôn giáo của chính mình. Ngoài thầy thì hai người bạn là thiên thần nhỏ và quỷ nhỏ cũng góp phần làm cho các cuộc thảo luận về tôn giáo thêm nhộn nhịp.
Bắt đầu, tất cả đều cùng thảo luận và tìm hiểu về Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Nào thì có tổng cộng bao nhiêu tín đồ và họ tập trung chủ yếu ở đâu? Các tín đồ đến với tôn giáo như thế nào? Từ khi mới sinh hay họ tự giác ngộ? Biểu tượng của các tôn giáo là gì? Họ tôn thờ những ai? Họ sinh hoạt tôn giáo ở đâu? Họ đọc gì? Họ tin vào những gì? Mục tiêu của họ là gì? Nhận vật quan trọng là ai? Sự kiện quan trọng là gì? Những người lãnh đạo là ai? Hay giáo lý và ngày lễ quan trọng là gì? Thực ra trả lời được tất tần tật những câu hỏi này thì coi như bọn tớ đã trở thành các “giáo sư” tôn giáo rồi đấy.
Nhưng mà bọn tớ không chỉ hỏi thầy mà còn hỏi lẫn nhau, rồi hóa thân thành những nhân vật thời xưa để hiểu được rất nhiều điều kỳ thú về tôn giáo. Bọn tớ cũng còn theo chân một số nhân vật quan trọng để hiểu được lý do tại sao tứng tôn giáo lại có màu sắc siêu khác biệt. Vui nhất là bọn tớ còn tới nhà nhau dự những ngày lễ quan trọng nữa.
Cậu thấy tò mò về các tôn giáo trên thế giới không? Nếu có và chưa kể còn muốn trở thành “giáo sư” tôn giáo, rất đơn giản thôi. Cậu chỉ cần cầm cuốn sách có tên” “GIÁO SƯ” tôn giáo này và đọc ngấu nghiến đi. Biết đâu sau khi đọc xong, cậu sẽ trở thành một giáo sư tôn giáo đích thực. Rất có thể đấy! Vì có hẳn cả bài kiểm tra và câu đố giúp cậu ở cuối sách nữa mà.
ĐỪNG NHÌN NỮA, PHA-RA-ÔNG!
Tớ là Tim. Tớ mơ ước sẽ trở thành một nhà báo tài ba trong tương lai. Tớ luôn hiếu kỳ về Ai Cập cổ đại. Với tớ mà nói thì Ai Cập cổ đại siêu hay ho ý. Tớ từng mơ mình được ngắm nhìn các pha-ra-ông, đứng dưới chân kim tự tháp, hay sờ mó vào tượng nhân sư, chưa kể còn được mắt nhắm mắt mở nhìn xác ướp dù tim nhảy bình bịch, và chiêm ngưỡng các vết tích còn sót lại về các vị thần tối cao nữa… Chỉ mơ thôi mà sao lòng tớ lại khấp khởi quá đỗi thế này.
Trong “Đừng nhìn nữa, Pha-ra-ông”, tớ sẽ cùng Tiến sĩ Hanna Hipstedt với Chep và Leon đi tìm hiểu về thế giới đầy huyền bí của Ai Cập cổ đại. Tớ đang mơ phải không nhỉ? Cô Hanna Hipstedt thì khỏi phải bàn, cô là nhà Ai Cập học nên gần như biết tần tật về Ai Cập cổ đại. Còn Chep là con bọ bung bất tử thời Ai Cập cổ đại cùng với Leon là con thằn lằn “bác học” chính hiệu hẳn hoi.
Hành trình của tớ bắt đầu đi giải đáp những câu hỏi về chữ tượng hình, về các pha-ra-ông khét tiếng thời Ai Cập cổ đại, về kim tự tháp, về tượng nhân sư, về dòng sông Nile thần thánh, về đền thờ, về nữ hoàng Cleopatra, hay về các công việc thời Ai Cập cổ đại…
Nhưng tớ không chỉ ngồi yên một chỗ đâu, lúc nào tớ cũng được hỏi Tiến sĩ Hanna Hipstedt. Cô sẽ giúp tớ giải quyết vô vàn các câu hỏi hóc búa. Có lúc tớ lại được du hành xuyên thời gian về với phiên tòa quá khứ để xem cách người xưa truy tìm kẻ trộm mộ thực sự. Tớ còn được thử làm một vị pha-ra-ông thực thụ để lướt lướt thật nhanh trên dòng sông Nile, chảy qua nhiều thành phố. Chưa hết, tớ còn biết tới đủ loại công việc trong thời Ai Cập cổ đại và những yêu cầu bắt buộc có đính kèm nữa. Kể ra tớ cũng phù hợp với một số vị trí ra trò đấy. Tớ cũng được nghe các câu chuyện thú vị nhưng hơi buồn cười của các vị thần nữa. Thế mới thấy, các vị thần cũng giống bọn mình ghê đó. Đặc biệt, việc tham quan các đền thờ rồi tìm hiểu thế giới bên kia của những pha-ra-ông đã dần làm cái đầu rỗng của tớ đầy ắp thông tin. Tớ không mơ thì phải?
Còn, còn nữa… chắc giờ tớ muốn trở thành nhà Ai Cập học mất. Tớ biết làm thế nào nhỉ? À, chỉ cần trả lời một số câu hỏi, rồi xem đáp án và tính điểm thì biết ngay tớ có thể trở thành nhà Ai Cập học không ý mà. Một kiểu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP. Thú vị phết đấy chứ!
Tớ còn được cung cấp danh sách các sự kiện theo mốc thời gian, vô cùng tóm lược để khỏi quên, địa chỉ một số bảo tàng và một vài câu đố giúp tớ lúc nào cũng khơi gợi được những kiến thức tớ đã có cơ hội nắm bắt nữa.
Chao ôi, “Đừng nhìn nữa, Pha-ra-ông” tuyệt cú mèo!
THÀNH ROME, TỚ TỚI ĐẾN NÈ!
Tớ là Paul. Hè này, tới ở Rome với bố mẹ mình. Thật thà mà nói, lúc đầu tớ đã nghĩ chuyến đi này chắc tẻ nhạt lắm cho coi. Nhưng cả nhà được đi thăm những hầm mộ dưới lòng đất, được nhìn tận mắt sọ người, các địa điểm hành quyết và những kênh đào cổ. Nghe thật điên rồ, thế mà xong tớ lại thấy những người dân La Mã cổ đại tuyệt thế không biết.
Tớ được chị Livia Paletti dẫn đường chỉ lối để đi tìm hiểu tất tần tật về La Mã cổ đại. Đồng hành cùng với hai chị em còn có Juno, con ngỗng giống Ý, hơi ảo tưởng nhưng lại nói tiếng Latin rất tôt. Có cả Quintus, con chuột nhắt sống trong hầm của đấu trường La Mã.
Chị Livia đưa tớ đi thăm thú khắp nơi. Tớ tò mò muốn biết người dân thành Rome đã kể lại những câu chuyện nào nhỉ? Hóa ra có các câu chuyện về những hoàng đế đầu tiên, rồi cả những hoàng đế “siêu đặc biệt” nữa. Chưa kể tớ còn được tìm hiểu về thể chế chính trị, nền cộng hòa cũng “siêu đặc biệt” không kém của thời La Mã cổ đại. Còn, còn nữa, đó còn là các cuộc chiến nổi bật của người dân La Mã cho tới đế quốc La Mã bành trướng ra sao. Ngoài ra, tớ cũng biết thêm về cây cầu dẫn nước, máng thoát nước, nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước… những công trình phục vụ đời sống cho người dân, rồi cả những cuộc chiến khốc liệt tại đấu trường ở La Mã nữa. Các vị thần cũng nhiều vô kể và không kém phần “siêu đặc biệt”. Thú vị nhất là người La Mã vẫn đang sống cùng bọn mình. Họ để lại rất rất nhiều di sản, những công trình đồ sộ, chữ viết, tên tháng…
Tớ không có ngồi yên một chỗ đâu nhé! Tớ luôn hỏi chị Livia những câu hỏi tớ không biết và còn đang thắc mắc. Tớ còn có cơ hội quay về thời La Mã cổ đại, trò chuyện cùng các vị tướng và hoàng đế. Quintus cũng nói leo suốt, nên tớ biết nhiều điều phết. Tớ còn làm cả bài trắc nghiệm để biết mình hiểu rõ về các đấu sĩ La Mã hay không. Một số hoạt động giải trí ở thời này cũng rất gợi tò mò. Còn vô số các địa điểm thăm quan mà tớ có thể ghé thăm khi có cơ hội.
Tớ thực lòng cảm nhận được “Thành Rome, tớ đến nè!” siêu thú vị!
NÀO, CÙNG BAY VÀO VŨ TRỤ!
Tớ là Luca. Tớ thích ngắm những bầu trời sao tỏa sáng lấp lánh trên trần nhà trong phòng mình. Lúc nhắm mắt, tớ luôn tưởng tượng mình sắp cất cánh trên con tàu vũ trị là chiếc Lucamobil. Tớ còn mong được nhìn thấy Sao Diêm Vương từ khoảng cách rất gần, nhưng lại ấm ức chút vì Sao Diêm Vương chỉ được coi là một hành tinh lùn.
Tớ rất may vì có được cơ hội biết anh Patrick. Anh từng muốn trở thành phi hành gia vũ trụ nhưng đã không vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe. Bây giờ, anh điều hành một đài quan sát thiên văn và giải thích những điều kỳ thú của vụ trụ cho khách tham quan, trong đó có tớ. Ngoài anh, tớ cũng có người bạn tên “Sao Diêm Vương” và người bạn ngoài hành tinh tên “K-Alli X10”, những người bạn giúp tớ biết được bao điều về vũ trụ rộng lớn bao la ngoài kia.
Cả nhóm cùng tìm hiểu về vụ nổ Big Bang, cùng tìm ra cách siêu thú vị để nhớ tên các hành tinh, tìm hiểu về các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của các phi hành gia, về sao, về các nhà thiên văn học nổi tiếng, về tàu vũ trụ và trải nghiệm trên đó, về người ngoài hành tinh, về hố đen.
Tớ cứ thấy thắc mắc gì là lại hỏi anh Patrick. Sao Diêm Vương và K-Alli cũng giải thích thêm cho tớ nữa. Thi thoảng tớ còn được phi lên các hành tinh bằng tàu vũ trụ nữa. Nhưng chỉ là tớ tưởng tượng thoai. Có lúc, tớ còn tưởng mình gặp nguy hiểm, gọi bộ đàm để cầu cứu nữa. Cảm giác thật tuyệt.
Cậu có thích trở thành nhà du hành vũ trụ? Cậu có thể làm bài kiểm tra thử ở trong cuốn: Nào, cùng bay vào vũ trụ này này. Nhưng mà trước khi làm bài kiểm tra cậu phải hiểu tất tần tật về vũ trụ như tớ đã. Ít nhất cậu hãy cứ đọc ngấu nghiến cuốn sách đi thôi. Cậu cũng có thể giải trí bằng câu đố nữa. Thú vị lắm đấy!
BÍ MẬT THỜI ĐỒ ĐÁ
Tớ là Luca. Tớ thích ngắm những bầu trời sao tỏa sáng lấp lánh trên trần nhà trong phòng mình. Lúc nhắm mắt, tớ luôn tưởng tượng mình sắp cất cánh trên con tàu vũ trụ là chiếc Lucamobil. Tớ còn mong được nhìn thấy Sao Diêm Vương từ khoảng cách rất gần, nhưng lại ấm ức chút vì Sao Diêm Vương chỉ được coi là một hành tinh lùn.
Tớ rất may vì có được cơ hội biết anh Patrick. Anh từng muốn trở thành phi hành gia vũ trụ nhưng đã không vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe. Bây giờ, anh điều hành một đài quan sát thiên văn và giải thích những điều kỳ thú của vụ trụ cho khách tham quan, trong đó có tớ. Ngoài anh, tớ cũng có người bạn tên “Sao Diêm Vương” và người bạn ngoài hành tinh tên “K-Alli X10”, những người bạn giúp tớ biết được bao điều về vũ trụ rộng lớn bao la ngoài kia.
Cả nhóm cùng tìm hiểu về vụ nổ Big Bang, cùng tìm ra cách siêu thú vị để nhớ tên các hành tinh, tìm hiểu về các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của các phi hành gia, về sao, về các nhà thiên văn học nổi tiếng, về tàu vũ trụ và trải nghiệm trên đó, về người ngoài hành tinh, về hố đen.
Tớ cứ thấy thắc mắc gì là lại hỏi anh Patrick. Sao Diêm Vương và K-Alli cũng giải thích thêm cho tớ nữa. Thi thoảng tớ còn được phi lên các hành tinh bằng tàu vũ trụ nữa. Nhưng chỉ là tớ tưởng tượng thoai. Có lúc, tớ còn tưởng mình gặp nguy hiểm, gọi bộ đàm để cầu cứu nữa. Cảm giác thật tuyệt.
Cậu có thích trở thành nhà du hành vũ trụ? Cậu có thể làm bài kiểm tra thử ở trong cuốn: Nào, cùng bay vào vũ trụ này này. Nhưng mà trước khi làm bài kiểm tra cậu phải hiểu tất tần tật về vũ trụ như tớ đã. Ít nhất cậu hãy cứ đọc ngấu nghiến cuốn sách đi thôi. Cậu cũng có thể giải trí bằng câu đố nữa. Thú vị lắm đấy!
HÃY PHÓNG MẠNH NGỌN GIÁO ĐI, LANCELOT!
Tớ là Leander. Khi được khoác lên người bộ áo giáp và đội mũ sắt có khe nhìn để chơi trò thi đấu của các hiệp sĩ, tớ liền hâm mộ mọi thứ liên quan đến hiệp sĩ và thời Trung Cổ. Hồi đó nguy hiểm phết ý chứ!
Tớ và thầy Wolfherr von Greinfenstolz sẽ cùng lên đường tìm hiểu tất tần tật về các hiệp sĩ thời Trung Cổ. Tò mò quá đỗi! Tổ tiên nhà thầy là hiệp sĩ nên thầy biết tần tần tật về hiệp sĩ thời Trung Cổ luôn. Đồng hành cùng hai thầy trò còn có Spucki, chú rồng nhỏ nhưng chuyên nói nhảm và Fidibus, hiệp sĩ chuột, chuyện gì cũng biết nên chuyên lẩm bẩm.
Cả đội bắt đầu lao vào các lâu đài, tìm hiểu chúng, rồi nghe những câu chuyện về cả siêu anh hùng và kể thất trận thảm hại như trong trường ca Nibelung và trường ca Roland. Đây là một thể loại văn học giúp ghi chép lại các câu chuyện siêu thú vị mà chắc chắn bọn mình đều thích đọc cho coi. Rồi cuộc hành trình còn điểm xuyết vài từ ngữ mà các hiệp sĩ hay dùng. Hóa ra họ có ngôn ngữ rất riêng mà nếu không tìm hiểu bọn mình ngồi nghe chuyện sẽ gà gà vịt vịt cho coi. Thế giới của các hiệp sĩ không hề đơn giản như tớ nghĩ. Các cuộc chiến giữa họ diễn ra liên miên. Họ có trách nhiệm thế nào, phải cư xử ra sao, dùng vũ khí gì và các kế sách trong những cuộc vây hãm… hay đơn giản trước khi trở thành hiệp sĩ thì họ phải trở thành hầu cận hiệp sĩ, gian nan lắm, rồi các tố chất để trở thành một hiệp sĩ thực thụ… tất tần tật đều được ghi lại trong “Hãy phóng mạnh ngọn giáo đi, Lancelot!”
Đặc biệt, tớ không ngồi im một chỗ đâu. Lúc nào trong đầu nảy ra câu hỏi là tớ liền hỏi thầy Wolfherr. Fidibus thì lẩm bẩm, còn Spucki cũng lảm nhảm suốt nên tớ cũng biết thêm bao điều. Tớ cũng được du hành ngược thời gian và thời Trung Cổ, bước chân vào lâu đài nổi tiếng, phỏng vấn những hiệp sĩ thực thụ. Cảm giác trong tớ lâng lâng khó tả quá! Tớ còn được nghe câu chuyện về phân lỏng trong trận chiến nhà xí nữa chứ. Hóa ra nhà xí mới là tâm điểm quan trọng và đầu tiên để địch tấn công cơ đấy. Thú vị thật!
Lúc này tớ muốn trở thành hầu cận của hiệp sĩ để có thời gian tập tành làm hiệp sĩ, vậy thì tớ sẽ phải làm một bài kiểm tra năng lực. Chưa kể, nếu muốn chứng kiến tận mắt nhiều nữa các lâu đài, vũ khí của hiệp sĩ… tớ có danh sách các bảo tàng nè. Lại còn cả các mốc thời gian mà những sự kiện quan trọng xảy ra, rồi đáp án cho cơ số câu đố giúp tớ lưu lại kiến thức quý báu mình tìm hiểu được.
Tớ thấy thế này này, “Hãy phóng mạnh ngọn giáo đi, Lancelot!” tuyệt đấy chứ!
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.