Combo Sách Giáo Sư John Vu - Khởi Hành + Kết Nối + Bước Ra Thế Giới (Bộ 3 Cuốn)
1. Bước Ra Thế Giới
Theo công ty phân tích Gartner, đến năm 2020, sẽ có trên 26 tỉ thiết bị được kết nối, có thể “nói chuyện” với nhau và tạo ra “mạng lưới khổng lồ các vật được kết nối”. Mối quan hệ giữa con người và các thiết bị này, giữa các thiết bị với các thiết bị, sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất của công việc và xã hội.
Có thể thấy chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển tiếp giữa thời đại Công nghiệp và thời đại Thông tin. Quy tắc mới của phát triển kinh tế là tri thức và thông tin, chứ không còn dựa trên vốn, vật tư và lao động nữa. Việc dịch chuyển sang nền kinh tế dựa trên thông tin đặt ra những câu hỏi lớn cho một số nước. Họ sẽ tụt hậu, bị bỏ lại đằng sau, hay đây là cơ hội để nhảy vọt? Điều gì sẽ xảy ra cho lực lượng lao động kỹ năng thấp, những người quản lý cấp trung nếu việc làm của họ, vị trí của họ mất đi? Liệu họ có bị bỏ lại, hay đây là cơ hội để trau dồi thêm kỹ năng và nắm lấy cơ hội mới? Bước Ra Thế Giới của giáo sư John Vũ sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể nhất.
Cuốn sách này là sự tiếp nối hai cuốn trước đó của GS John Vu – “Khởi hành” và “Kết nối”, nhằm mục đích định hướng, truyền cảm hứng cùng với đó là sự cổ động tinh thần không ngừng học hỏi, vươn lên để phát triển và “Kiến tạo một thế hệ Việt Nam ưu việt” của GS John Vu dành cho thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.
Các bài viết trong cuốn sách chỉ ra rằng trong khi những người của thế hệ Baby Boomer (được sinh ra vào thời kỳ hậu chiến 1943 – 1960) đọc báo giấy, thì người của thế hệ V đọc báo trực tuyến. Trong khi người thế hệ X mua CD cho hệ thống âm thanh nổi của họ, người thế hệ V ưa thích tải nhạc về chiếc iPod. Trong khi người thế hệ Y mua DVD cho chiếc tivi màn hình phẳng của mình, thì người thế hệ V ưa thích xem YouTube trên laptop. Vậy thì thế hệ Z những người sinh năm 1996 trở về sau - đã và đang là thế hệ tiêu dùng của hiện tại và tương lai sẽ phải thay đổi như thế nào để theo kịp sự phát triển của xã hội, con người và nền kinh tế trong thời đại tri thức.
Hy vọng sau khi hoàn thành cuốn sách này, sẽ giúp độc giả đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam có thể sẵn sàng Bước Ra Thế Giới, lĩnh hội các kỹ năng và có sự chuẩn bị thích hợp cho những việc làm trong tương lai.
BOX:
Giáo sư Jonh Vũ tên thật là Vũ Văn Du, ông còn được nhiều người biết đến là dịch giả Nguyên Phong. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Camegie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách vê văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiêu tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trẽn sóng nước, Huyên thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở vê từ cõi sáng, Đường mây qua xứ tuyết,…
2. Connection - Kết Nối - Lời Khuyên Sinh Viên Việt Nam
Lời khuyên sinh viên Việt Nam “Kết Nối” là cuốn sách thứ hai trong bộ sách dành cho các bạn trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp được tuyển chọn từ các bài viết trên trang blog của giáo sư John Vu (sciencetechnology.vn).
Ở cuốn đầu tiên“Khởi Hành” đã giới thiệu những cách chọn ngành, cách xác định lĩnh vực học tập phù hợp, phương pháp học tập tiến bộ, cách tư duy khoa học và những kỹ năng cần thiết mà sinh viên cần tích lũy trong suốt quá trình học đại học. Và giờ là lúc các bạn bắt đầu thật sự dấn thân vào chuyến hành trình dài nhất cuộc đời, hành trình lập nghiệp. Thế giới thay đổi từng ngày, tìm một chỗ đứng cho bản thân trong xã hội hiện nay không dễ dàng nhưng cũng không phải là điều bất khả. Với tầm nhìn, kinh nghiệm và khát khao giúp đỡ các bạn trẻ trên toàn thế giới tìm thấy hướng đi cho mình, giáo sư John Vu đã nhìn thấy những vấn đề, tìm ra các giải pháp, vàmong muốn chia sẻ chúng với tất cả những ai đang cần.
Những bài viết trong cuốn sách này rất phù hợp với các bạn trẻ Việt Nam, cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết để vững bước trên hành trình gây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Mong rằng các bạn tìm thấy ở đây câu trả lời cho những khó khăn đang gặp phải, cũng hy vọng các bạn tìm thấy tương lai của mình, góp phần cống hiến cho tương lai đất nước. Cuốn sách “Kết Nối” sẽ mang lại cho các bạn sự chuẩn bị đó. Nếu bạn là sinh viên sắp, hoặc mới tốt nghiệp, đang trên con đường tìm kiếm cho mình một công việc không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn nuôi dưỡng những khát khao, hãy đi theo hành trình của cuốn sách này.
Hy vọng sau khi đọc qua những trang sách này, các bạn sẽ nhìn thấy những cơ hội đang chờ đợi trước mắt mình và nắm bắt được chúng. Hãy nhớ rằng bất kể bạn đang ở đâu trên thế giới rộng lớn này, cơ hội vẫn luôn mở ra cho bạn, chỉ cần bạn sẵn sàng. hãy trân trọng tuổi trẻ của mình, hãy học tập không ngừng với trái tim nhiệt huyết và tấm lòng thiện lương, vì các bạn không chỉ đang gây dựng tương lai của chính mình, mà còn chịu trách nhiệm với tương lai của xã hội, với đất nước bạn đang sống.
Đôi nét về giáo sư John Vu Dịch giả Nguyên Phong tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán. Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hon 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Camegie Mellon và Đại học Seattle. ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ vê lĩnh vực công nghệ phần mềm. Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách vê văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiêu tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành ừình vê phương Đông, Ngọc sáng ữong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trẽn sóng nước, Huyên thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở vê từ cõi sáng, Đường mây qua xứ tuyết,…
3. Khởi Hành - Lời Khuyên Sinh Viên Việt Nam
Là cuốn sách được hình thành từ những bài viết hướng dẫn cho sinh viên trên trang blog của Giáo sư John Vu. Giáo sư hiện đang giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ.
Quyển sách ra đời với mong muốn giới thiệu những phương pháp học tiến bộ, cách tư duy khoa học, cũng như các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập, từ lúc chuẩn bị vào đại học cho đến lúc ra trường tìm việc làm một cách thuận lợi. Giáo sư John Vu viết trang blog này dành cho sinh viên từ nhiều nước mà ông có tham gia giảng dạy (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ). Tuy nhiên, khi tổ chức cuốn sách này, Ban biên tập đã chọn lọc và sắp xếp các bài viết dựa trên những vấn đề và thắc mắc mà sinh viên Việt Nam thường gặp phải. Mục đích là để giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn ra thế giới, ý thức được sự thay đổi mang tính toàn cầu, nhận thức được nhiều cơ hội sẵn có và chủ động tự trui rèn phẩm chất cũng như kỹ năng để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Học sinh cấp 3, học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông và sinh viên đại học có thể sử dụng cuốn sách này như một cẩm nang để tự mình định hướng, lên kế hoạch và quyết định tương lai của chính bản thân mình./p pKhởi hành được bố cục theo từng chủ đề, học sinh và sinh viên có thể đọc theo từng phần với tư cách là một tập hợp những bài viết chia sẻ kinh nghiệm; hoặc có thể đọc một mạch theo hệ thống để có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường lao động, về việc giáo dục trong hiện tại và tự giáo dục trong tương lai, thông qua đó chủ động nắm bắt cách học sao cho đạt hiệu quả cao nhất về kiến thức và biết ứng dụng vào thực hành.Từng đề mục của cuốn sách được sắp xếp như một kiểu đối thoại với sinh viên, học sinh, giúp các bạn dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt những thông tin quan trọng.
1. Bước Ra Thế Giới
2. Connection - Kết Nối - Lời Khuyên Sinh Viên Việt Nam (Tái Bản 2021)
3. Khởi Hành - Lời Khuyên Sinh Viên Việt Nam
Combo Sách J. Krishnamurti (Bộ 6 Cuốn)
1. Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng - The First and Last Freedom
“Tự do đầu tiên và cuối cùng” tập hợp 20 bài nói chuyện và 38 lời giải đáp thắc mắc về nhiều chủ đề của triết gia Ấn Độ thế kỷ XX- Jiddu Krishnamurti (1895-1986). Đây cũng là một trong những tựa sách đầu tiên đưa tên tuổi Krishnamurti trở thành một triết gia có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.
Trong “Tự do đầu tiên và cuối cùng”, Krishnamurti nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thoát khỏi mọi định kiến, quy định, thoát khỏi mạng lưới tư duy, mọi hệ thống, uy quyền, để có được sự tự do tuyệt đối. Ông chỉ ra rất rõ những sai lầm, như tư duy đúng đắn không phải là kết quả của sự trau dồi trí năng đơn thuần hay tuân theo khuôn mẫu – dù khuôn mẫu ấy cao quý đến đâu đi nữa. Ông cũng nhấn mạnh tư duy đúng phải đi kèm với sự tự biết mình.
Khác với những cuốn sách khác về tinh thần, “Tự do đầu tiên và cuối cùng” sâu sắc ở chỗ Krishnamurti đã chỉ ra rằng thông qua sự lặp đi lặp lại, tâm trí có thể trở nên tĩnh lặng. Nhưng nếu mắc kẹt lại ở đây, việc lặp lại này sẽ trở thành hình thức thay thế cho việc tìm kiếm Sự Thật. Hoặc, bằng việc tập trung tư tưởng tuyệt đối vào một thứ gì, bạn sẽ xây dựng một bức tường ngăn cách - nơi chỉ bồi dưỡng, vun đắp cho sự kháng cự và sự tập trung riêng vào một ý niệm ta lựa chọn.
Krishnamurti đem đến một khái niệm mới là “Thực tại sáng tạo” - đó là khi chúng ta lãnh hội với một nhận thức không chọn lựa, định kiến, so sánh. Khi “thực tại sáng tạo” đi vào bản ngã và tiềm thức, con người sẽ xuất hiện tình thương và sự hiểu biết đích thực. Đó là sự tự do hoàn toàn trong tâm trí, khi sự thật hiện hữu trong từng khoảnh khắc. Đó là tình yêu thương không mang tính cá nhân hay phi cá nhân, không thể định nghĩa hay mô tả bằng tâm trí, dù riêng biệt hay bao hàm.
Chỉ khi có được sự “tự do đầu tiên và cuối cùng” này, thì con người mới loại bỏ những hoạt động vị ngã như những xung đột, những mối nguy hại, lừa dối có mục đích. Khi quá trình này dừng lại, tình yêu thương và nhận thức đúng đắn xuất hiện, con người mới có thể giải quyết được các vấn đề gây khủng hoảng, chấm dứt chiến tranh, đau khổ, suy sụp… Đây là tư tưởng trọng yếu và bao quát trong tất cả các tác phẩm của Krishnamurti.
“Tự do đầu tiên và cuối cùng” tập hợp những bài nói chuyện và giải đáp thắc mắc trực tiếp của chính Krishnamurti trong các buổi diễn thuyết. Mỗi một bài nói chuyện được chia thành những chủ đề đi thẳng vào phần nội tâm, bản ngã con người như niềm tin, ý niệm, tâm trí, sự thù hận, quyền lực, nhận thức… hay những chủ đề cụ thể như cầu nguyện, thiền, chiến tranh … Cuốn sách là tập hợp đồ sộ và bao quát tư tưởng, góc nhìn, nhận xét sâu sắc của Krishnamurti đối với các vấn đề của từng con người và toàn thể nhân loại.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1954, sau hơn 60 năm, cuốn sách “Tự do đầu tiên và cuối cùng”, cùng những lời giảng dạy của đại hiền triết Krishnamurti vẫn để lại những giá trị vô cùng to lớn, có thể nói là “vượt thời gian”. Đây là cuốn sách không thể bỏ qua với những người yêu tri thức và mong muốn hoàn thiện mình.
2. Thế Giới Trong Bạn - The World Within
“Thế giới trong bạn”(tựa gốc: “The World Within”) tổng hợp những cuộc hỏi đáp giữa Jiddu Krishnamurti với những người đã tìm đến ông vào giai đoạn ông sống “lánh đời” hồi Thế chiến thứ 2. Dù vậy, cuốn sách vẫn mang tính thời đại và có liên hệ trực tiếp với cuộc sống ngày nay.
Người ta tìm đến để hỏi Krishnamurti về mọi thứ: sinh kế, mối quan hệ, nuôi dạy con, mâu thuẫn hàng ngày, bế tắc trong cuộc sống, nỗi đau đang xiềng xích họ, tình trạng trống rỗng, chán nản nghề nghiệp, những giấc mơ lộn xộn, xung đột với tổ chức, chiến tranh và thậm chí là cách để thay đổi thế giới…
Đọc “Thế giới trong bạn”, ta sẽ thấy rằng trước mọi câu hỏi, lời hồi đáp của Krishnamurti đều giúp cho người đọc tự nhìn thấy các vấn đề của họ bằng cách hãy tự biết mình. Bởi mọi niềm vui và đau khổ của thế giới đều là sự phản ánh của niềm vui và đau khổ trong ta, vì ta chính là thế giới, nên mọi thay đổi đều phải bắt đầu từ chính mình. “Giống như cái cây sẽ chết nếu các cành và lá của nó bị cắt cụt nhiều lần, sự vô minh và đau khổ phải bị triệt hạ ngay khi chúng xuất hiện, thông qua nhận thức không ngừng và sự hiểu biết”, ông nói.
Nhưng, tự biết mình bằng cách nào và tự nhận thức như thế nào là sâu sắc? Câu trả lời sẽ được lật mở chậm rãi qua 80 bài đối thoại trong cuốn sách “Thế giới trong bạn”. Tựu trung, theo Krishnamurti, sự hiểu biết trọn vẹn về chính mình bắt đầu từ việc xem xét triệt để các suy nghĩ và cảm xúc, vượt lên trên kiến thức, không so sánh, không phán xét, không lệ thuộc vào người khác và nhất là không tuân theo bất cứ khuôn mẫu nào.
“Tự biết mình là việc không dễ dàng”, Krishnamurti nói, “Nó giống như một bộ sách dày trang. Bạn không thể bỏ qua một trang nào, bởi vì mỗi trang đều đưa ra gợi ý về sự khám phá và trải nghiệm”. Một khi ta biết cách đọc cuốn sách chính mình, ta cũng sẽ biết về thế giới xung quanh và mọi vấn đề của nó. “Bạn chính là thế giới”, Krishnamurti nói.
Cách đối thoại của Krishnamurti trực diện và tỉnh táo, lập luận của ông đôi khi sắc như dao, có lúc lại uyển chuyển với hình ảnh cái cây, con sông, đám lửa... Cứ thế, qua từng đoạn đối thoại ngắn, ông đã khiến cho người xem thời xưa lẫn người đọc hiện tại choáng váng, như lời của một người được giải đáp đã chia sẻ: “Điều ông vừa nói dường như đã mở ra những triển vọng lớn lao, tôi phải suy nghĩ về nó”.
3. Cuộc Đời Phía Trước
CUỘC ĐỜI PHÍA TRƯỚC - Những suy ngẫm về giáo dục và hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống -
“Cuộc đời phía trước” là một cuốn sách vô cùng phù hợp với học sinh, sinh viên, bởi đây là tập hợp nội dung từ các buổi diễn thuyết mà Krishnamurti dành cho những bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, sắp bước chân vào ngưỡng cửa đại học và rồi sẽ giáp mặt với cuộc đời.
“Cuộc đời phía trước” là cuốn sách đầu tiên tập hợp những bài phát biểu và chia sẻ của Krishnamurti về vấn đề giáo dục cũng như hành trình tìm hiểu cuộc sống. Krishnamurti khơi gợi nhiều vấn đề và trăn trở về cách mà nhà trường và xã hội đang nhìn nhận quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh. Quá trình dạy và học mà ông đề cập trong cuốn sách này vượt xa mô hình giáo dục truyền thống mà chúng ta có thể tìm thấy trong nhà trường hay trong hệ thống dạy học của các cao đẳng, đại học ngày nay.
Học hỏi, theo Krishnamurti, không chỉ đơn thuần là quá trình thu thập thông tin và tích lũy kiến thức, “mà học là cái năng lực tư tưởng sáng suốt và hợp lý, không ảo tưởng, bắt đầu từ những sự kiện chứ không phải từ những niềm tin và lý tưởng”. Quá trình này cần được diễn ra một cách tự nhiên, không miễn cưỡng đối với người học. Còn đối với người dạy học, bản thân họ phải là những người thầy yêu nghề, sẵn sàng gạt bỏ xu hướng thỏa mãn tính tự cao của bản thân, nhằm giúp đối phương trau dồi để có một bộ não với khả năng truy vấn - thay vì chỉ là truyền đạt thông tin một cách rập khuôn.
Với hình thức vấn đáp cùng nội dung súc tích, thông qua 24 chương sách, bạn đọc sẽ được tìm hiểu về tác hại của tính đố kỵ, tầm quan trọng của việc hiểu được trí não của chính mình, sự khác biệt lớn giữa chú tâm và hành động lắng nghe thông thường, giữa thu thập thông tin và học hỏi… Với kiến thức uyên thâm của mình, Krishnamurti cũng lý giải căn nguyên của nỗi sợ, tham vọng, phẩm chất của tình yêu thương thật sự...
Cũng theo ông, cuộc đời phía trước đòi hỏi con người phải tiến hành một cuộc cách mạng thật sự. Cuộc cách mạng này không bắt đầu với lý thuyết hay ý niệm, lại càng không phải bằng những cải cách trong kinh tế hay chính trị, mà phải bắt nguồn bằng “một cuộc biến đổi triệt để ngay trong tự thân trí não”. Qua những bài phát biểu được ghi chép trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ có cơ hội tiếp cận với những lý giải cặn kẽ, rằng tại sao một cuộc biến đổi như thế chỉ-có-thể xảy ra thông qua một nền giáo dục chân chính và sự phát triển toàn diện con người.
Đặc biệt, trong chương cuối Cuộc cách mạng duy nhất, độc giả sẽ đọc được những nhận định của Krishnamurti về giá trị của thiền định, từ đó biết rõ rằng thiền là một trong những cách để hiểu về thế giới, cũng như mọi đường đi nước bước của nó.
Không giáo điều hay khuyên răn, “Cuộc đời phía trước” được trình bày dưới dạng một cuộc thảo luận giữa thầy và trò, với văn phong mộc mạc nhưng đầy súc tích vốn quen thuộc của Krishnamurti, khơi gợi nhiều vấn đề mà các nhà giáo dục, những người thầy và cả các bậc phụ huynh có lẽ sẽ muốn chiêm nghiệm thêm về cách dạy và học hiện nay.
4. Đôi Điều Cần Suy Ngẫm
“Bạn thấy đó, khi bạn còn trẻ, bạn dư thừa năng lượng đến mức muốn nhảy vọt qua đồi núi, lên đến tận trăng sao. Rồi xã hội bước vào và bảo bạn hãy kìm hãm năng lượng đó bên trong bốn bức vách của nhà tù mà nó gọi đó là sự kính trọng. Thông qua giáo dục, thông qua mọi hình thái thưởng phạt và kiểm soát, năng lượng đó dần dần bị nghiền nát.”
Krishnamurti một lần nữa mang đến cho độc giả một cuốn sách bàn về giáo dục, văn hóa, tham vọng, sự đố kỵ và nhiều khía cạnh khác của xã hội. “Đôi điều cần suy ngẫm” là tập hợp các bài nói chuyện giữa Krishnamurti với học sinh, giáo viên và phụ huynh ở Ấn Độ, nhưng sự thấu suốt mà nó mang lại có thể chạm đến tất cả những ai có một tâm thức ham học hỏi và tìm tòi. Krishnamurti sẽ dẫn dắt bạn xem xét những khái niệm mà chúng ta gọi là văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị và truyền thống; đồng thời làm rõ những động cơ căn bản như tham vọng, lòng tham, tính đố kỵ, khao khát được an toàn và ham muốn quyền lực - tất cả những thứ mà ông cho là những yếu tố khiến xã hội loài người trở nên sa đọa.
Những đoạn hỏi - đáp trong cuốn sách được chia theo từng đề tài: từ giáo dục, tự do, tình yêu, sự bình đẳng, cho đến cách lắng nghe, sự sáng tạo, tham vọng, cách tư duy, tinh thần cởi mở và tính toàn vẹn của cuộc sống. Mỗi phần đều chứa đựng những lập luận sâu sắc và thường bắt đầu bằng những câu hỏi dẫn dắt người đọc tự suy ngẫm, chứ không định hình lối tư duy của độc giả hay cố đưa ra một kết luận rập khuôn, bởi theo Krishnamurti, “một trí não thông minh là một trí não luôn luôn học hỏi, chứ không bao giờ kết luận”.
Thêm vào đó, mỗi vấn đề sẽ được lồng ghép và liên hệ với nhiều vấn đề khác, từ đó người đọc sẽ có được một cái nhìn bao quát và được khơi gợi để tìm hiểu nhiều hơn. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi tại sao đa số chúng ta thích cuộc sống xa hoa, Krishnamurti sẽ hỏi lại “Ý bạn là gì khi nói đến xa hoa? Mặc quần áo sạch sẽ, giữ thân thể sạch sẽ, ăn uống thực phẩm thích hợp - bạn có gọi đó là sống xa hoa không?”; và rồi sẽ cho bạn biết “khái niệm xa hoa thay đổi tùy theo khao khát của mỗi người; đó là vấn đề cấp độ”.
Theo một cách nào đó, 27 phần trong cuốn sách này giống như 27 chiếc gương - nơi bạn có thể tự soi chiếu lại chính mình trong đó. Nó khiến bạn phải quan sát rồi buộc bạn tự vấn bằng những câu hỏi xoay quanh những điều mà bạn nghĩ mình đã hiểu, về cách bạn nhìn nhận cuộc sống, các mối quan hệ và quan trọng hơn cả, là về chính mình.
“Khi bạn vào rạp xem phim, bạn không tham dự vào bộ phim; các diễn viên mới là người đang thủ vai của họ, còn bạn chỉ quan sát. Tương tự, hãy quan sát trí não bạn hoạt động. Điều này thực sự rất thú vị, thú vị hơn xem bất cứ bộ phim nào, bởi vì trí não bạn là tàn dư của toàn bộ thế giới và nó chứa tất cả những gì mà con người đã trải nghiệm. Bạn hiểu chứ? Trí não bạn là nhân loại, và khi bạn nhận ra điều này, trong lòng bạn sẽ có một tình yêu mênh mông không bờ bến. Từ hành động thấu hiểu này sinh ra một tình yêu lớn lao; và rồi bạn sẽ biết, khi bạn thấy mọi vật đều đáng yêu, rằng cái đẹp là gì”, Krishnamurti chia sẻ.
Với những nét đặc trưng ấy, “Đôi điều cần suy ngẫm” không chỉ phù hợp với những độc giả trung thành, mà còn là một cuốn sách thích hợp cho những ai lần đầu tiên tìm hiểu về Krishnamurti cùng những triết lý của ông.
“Đôi điều cần suy ngẫm” khiến bạn nhận ra mình chưa bao giờ thật sự hiểu và sử dụng triệt để trí não của mình để nhìn nhận cuộc sống. Bạn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lối, bối rối hay trống rỗng như trước kia nữa, bởi giờ đây, bạn đã biết cách lèo lái cuộc đời để tìm được hạnh phúc đích thực của riêng mình: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó; hạnh phúc là một sản phẩm phụ, nó xuất hiện khi có cái thiện, khi có tình yêu, khi không còn tham vọng, khi trí não khám phá một cách lặng lẽ cái chân thực”.
5. As One Is - Như Ta Là
NHƯ TA LÀ
- Giải thoát tâm trí khỏi mọi sự quy định -
Đã bao giờ bạn từng nghĩ, vì sao trên thế giới, có nơi chìm đắm trong nghèo khó nhưng cũng có nơi giàu có vô cùng? Vì sao những nỗ lực cải thiện bản thân, thôi thúc ta gặt hái thành công, lại đi kèm với những nỗi sợ hãi, thất bại và khổ đau?
Theo triết gia Jiddu Krishnamurti, cấu trúc xã hội ngày nay được xây dựng dựa trên sự ganh tị, sự tích lũy, trong đó bao hàm sự tuân thủ, chấp nhận quyền lực, thỏa mãn tham vọng, mà về cốt lõi chính là cái “tôi”, cái bản ngã đang nỗ lực để trở thành điều gì đó. Xã hội được tạo nên từ chất liệu đó và nền văn hóa của nó – vui và khổ, đẹp và xấu, toàn bộ những nỗ lực của xã hội – quy định trí não con người.
Vậy làm thế nào để tâm trí chúng ta thoát khỏi tất cả sự quy định này? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong quyển sách “Như ta là” (tựa gốc: “As One Is”) của Krishnamurti.
Quyển sách tường thuật nội dung tám buổi nói chuyện có tính ngẫu hứng của Krishnamurti trước hàng trăm người, diễn ra dưới bóng râm của một rừng sồi nhỏ nơi thung lũng Ojai (California, Hoa Kỳ) vào mùa hè năm 1955. Tại đây, Krishnamurti đã dẫn dắt người nghe nhìn thẳng vào sự hỗn loạn, những thói quen và tư tưởng của một trí não bị ảnh hưởng bởi mọi sự quy định, đồng thời khám phá ra rằng đây là gốc rễ của mọi bạo lực cũng như khổ đau trên toàn thế giới.
Xuyên suốt tác phẩm, Krishnamurti nhấn mạnh con đường duy nhất để khám phá ra sự thật cốt lõi của tất cả những điều trên, đi đến sự giải thoát, là tự biết mình; thấy chính ta như “ta là” trong thực tại, chứ không phải “ta phải là” hay “ta nên là”. Ông chỉ ra rằng bằng cách tự nhìn thấy trí não của mình đang bị chi phối ra sao bởi những uy quyền, khuôn khổ, phạm vi, truyền thống, quy định…, con người mới có thể thoát ra khỏi tất cả những điều đó.
Một cách rốt ráo, Krishnamurti yêu cầu người nghe xem xét để nhận ra rằng tất cả mọi biểu hiện có vẻ tiến bộ của bản ngã không phải là sự tiến bộ dẫn đến tự do mà chỉ là guồng quay cũ của ảo tưởng; rằng sự hiểu biết trí não của chính mình, tự biết mình là con đường duy nhất dẫn đến tự do.
Ông can đảm đối diện với những vấn đề thiết yếu của xã hội và dẫn dắt người nghe nhìn nhận chúng bằng minh triết để tự mình thấu hiểu, khám phá mọi sự thật bằng một tâm thức tự do hoàn toàn. Trong “Như ta là”, Krishnamurti đã lần lượt đề cập đến những vấn đề cốt lõi như: bản chất của bạo lực, vấn đề thay đổi, sự quy định của trí não, nền hòa bình thực sự, bản chất của sự sùng bái, sự tu tập tâm linh, và thế nào là thực sự lắng nghe…
Ông cũng giúp cử tọa giải đáp một số thắc mắc “tại chỗ” như: dục vọng; tình trạng phạm tội ở tuổi thanh thiếu niên; bản chất của sự nhiễu loạn trong tâm trí; ý nghĩa, mục đích sống; việc nuôi dạy con cái; sự tái sinh... Với lối tiếp cận vấn đề một cách trực diện, Krishnamurti đã phơi bày tận căn nguyên gốc rễ của vấn đề, đồng thời hướng dẫn người nghe thấu hiểu cách chúng ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, ngăn trở ta tìm ra sự thật.
Với ngôn từ giản dị, cách tiếp cận trực diện cùng những lập luận thuyết phục vốn có của Krishnamurti, “Như ta là” mang đến cho người đọc những kiến thức khai sáng đầy thông tuệ, những nhận thức mới mẻ về mặt tâm linh. Những điều suy nghiệm này tuy đã được nói ra từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng vẫn chứa đựng những giá trị mới mẻ và thiết thực đối với thế giới cho đến ngày hôm nay.
Khép lại cuốn sách, hy vọng mỗi người có thể tự tìm ra cho mình những sự thật bên trong bằng sự chú tâm trọn vẹn và quan sát chính mình từng phút giây. “Như ta là” chính là hành trang không thể thiếu cho tất cả những ai thực sự nghiêm túc trên con đường tìm kiếm hiểu biết tâm linh qua những lời dạy của Krishnamurti.
6. The Awakening Of Intelligence - Đánh Thức Trí Thông Minh
- Cuộc cách mạng nội tâm khai phá tiềm năng bên trong bạn -
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, kiến thức tưởng chừng có thể được tìm thấy ngay lập tức, ở khắp mọi nơi. Nhưng điều đó có đem lại cho chúng ta trí tuệ?
Trong quyển sách “Đánh thức trí thông minh” (tựa gốc: “The Awakening Of Intelligence”), triết gia Jiddu Krishnamurti cho rằng, khủng hoảng không nằm ở thế giới bên ngoài mà nằm trong ý thức của chính chúng ta. Chỉ đến khi nào ta hiểu được cuộc khủng hoảng này - không phải theo cách nông cạn, hời hợt, hay rập khuôn theo một triết gia nào - mà là thật sự thấu hiểu một cách thâm sâu bằng cách nhìn vào đó và xem xét nó, ta mới có thể tạo ra một cuộc thay đổi.
Quyển sách gồm 6 chương, tập hợp 23 bài nói chuyện được trình bày dưới dạng hỏi đáp giữa Krishnamurti với các giáo sư, học giả nổi tiếng và công chúng ở Mỹ, Ấn Độ, châu Âu. Trong đó, ông đã cùng họ xem xét, bàn luận các vấn đề chính yếu trong cuộc sống như: cuộc cách mạng nội tâm, thấu hiểu chính mình, về thiện và ác, sự đấu tranh của con người, trải nghiệm tôn giáo và thiền,…
Thông qua sự dẫn dắt đầy tính khai mở và cái nhìn trực diện của Krishnamurti, người đọc có thể tự suy nghiệm để thấu hiểu bản thân, nhận ra bản chất của những vấn đề chính yếu của đời sống con người, từ đó hiểu được khái niệm “trí thông minh” - yếu tố cốt lõi quyết định nhận thức của chúng ta. Đối với ông, trí thông minh là sự nhạy cảm ở mức cao nhất, khi trí não hoàn toàn tịch lặng, để không còn có khoảng cách giữa nhận thức và đối tượng được nhận thức.
Thế nhưng làm thế nào để trí não hoàn toàn tịch lặng? “Đó là khi có sự hòa hợp giữa thân, tâm và trí, không bất hòa hay xung đột”, Krishnamurti diễn giải. Lúc này, giữa ta và cái ta quan sát không còn có hình ảnh, khái niệm, kiến thức, kinh nghiệm, ký ức hay sự phán xét chủ quan nào xen vào. Chỉ khi đó, trí thông minh mới khám phá ra sự thật - loại sự thật tuyệt đối vượt lên mọi ngôn từ, khái niệm.
Với ngôn từ giản dị được trình bày bằng phương pháp tiếp cận trực diện đầy thuyết phục, Krishnamurti đã dẫn dắt cử tọa tập trung vào vấn đề chính yếu, không sa đà vào những nội dung không thiết thực, từ đó từng bước giúp người nghe nhận biết chính mình thông qua cuộc cách mạng khai phá nội tâm.
Xuyên suốt những cuộc đối thoại đó, Krishnamurti thường xuyên đặt ra câu hỏi: Chúng ta có hiểu chính mình không? Từ đó, ông hướng người nghe tập trung đi vào sâu tận gốc rễ của những vấn đề vốn đã ăn sâu vào tiềm thức con người, ngăn trở họ tiếp chạm sự thật.
Quyển sách dẫn dắt người đọc khám phá những yếu tố gây cản trở trí não đạt đến trí thông minh tột cùng – như thói quen tư duy theo khuôn mẫu, nhận thức trong giới hạn của thời gian và cái “tôi”, sự giới hạn của thói quen chia tách hay phân chia manh mún trong nhận thức của người tư duy… Bên cạnh đó, các cuộc nói chuyện còn đi sâu vào nhiều vấn đề thiết thực trong cuộc sống, như: vai trò của người thầy, trật tự, xung đột, nỗi sợ hãi, nỗi đau về thể xác và tinh thần, tình yêu, cái chết…
Tuy được viết dưới dạng những cuộc trò chuyện thân mật, “Đánh thức trí thông minh” vẫn không phải là một quyển sách dễ đọc. Những cuộc nói chuyện này, theo Krishnamurti, “không chỉ là những cuộc trao đổi ý kiến cho nhau bằng phương pháp biện chứng, mà là thật sự cùng nhau nghiên cứu, suy nghĩ thấu đáo vấn đề của mình”. Xuyên suốt quyển sách, chúng ta luôn cảm thấy bị thôi thúc phải xem xét lại những truyền thống, những lối mòn của tư duy và niềm tin cố hữu mà ta thường xuyên chấp nhận như một phần của cuộc sống.
1. Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng - The First and Last Freedom
2. Thế Giới Trong Bạn - The World Within
3. Cuộc Đời Phía Trước
4. Đôi Điều Cần Suy Ngẫm
5. As One Is - Như Ta Là
6. The Awakening Of Intelligence - Đánh Thức Trí Thông Minh
Combo Sách Adam Grant (Bộ 4 Cuốn)
1. Tư Duy Ngược Dịch Chuyển Thế Giới - Originals - How Non-Conformists Move The World
Adam Grant là tác giả cuốn Give and take (tựa tiếng Việt là “Cho và nhận), tác phẩm được The New York Times bình chọn là sách bán chạy nhất. Trong Give and take, Adam đã chỉ cho mọi người cách thức để bảo vệ thành công những ý tưởng mới, cũng như phương pháp để các nhà lãnh đạo có thể khuyến khích sự đa dạng và khác biệt trong suy nghĩ và hành động của tổ chức mình.
Với Tư duy ngược dịch chuyển thế giới, một lần nữa, Adam Grant lại giải quyết vấn đề làm sao để cải thiện thế giới, nhưng từ góc nhìn mới “trở nên khác biệt”: Chọn đi “ngược dòng”, đấu tranh với tính tuân thủ cứng nhắc và đập tan các truyền thống lỗi thời.
Làm sao chúng ta có thể hình thành những ý tưởng, chính sách và thực hành mới mà không phải mạo hiểm một cách mù quáng?
Qua những nghiên cứu và câu chuyện đáng kinh ngạc trong lĩnh vực kinh doanh, chính trị, thể thao và giải trí, Grant đã khám phá ra phương pháp để nhận biết một ý tưởng hay, cách lên tiếng mà không bị cô lập, xây dựng liên minh, chọn thời điểm thích hợp để hành động, kiểm soát nỗi sợ hãi và nghi ngờ; cũng như cách thức để các bậc phụ huynh và giáo viên có thể nuôi dưỡng khả năng sáng tạo độc đáo ở trẻ; và giải pháp để các nhà lãnh đạo đấu tranh với tư duy “bầy đàn”.
Ngoài ra, độc giả còn có thể học hỏi được kinh nghiệm của một nhà khởi nghiệp gọi vốn bằng cách nhấn mạnh những lý do mà các nhà đầu tư không nên đầu tư. Chẳng hạn một nữ quản lý dưới Steve Jobs ba bậc đã thách thức ông ấy như thế nào, một nhà phân tích ra tay lật ngược quy tắc bảo mật tại CIA, một ông trùm tài chính nắm trong tay hàng tỷ đô-la đã sa thải những nhân viên nào không dám chỉ trích ông, và một giám đốc truyền hình thậm chí còn chẳng biết gì về hài kịch nhưng đã cứu chương trình Seinfeld ra khỏi phòng kiểm duyệt. Phần thưởng của họ là tập hợp những quan niệm và nhận thức đột phá khi từ chối tuân thủ các khuôn mẫu sẵn có và luôn tìm cách cải thiện nguyên trạng.
Tư duy ngược dịch chuyển thế giới được COO của Facebook Sheryl Sandberg, tỷ phú sáng tạo Richard Branson, tác giả kỳ cựu Malcome Gladwell và nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đánh giá cao. COO của Facebook nhận xét: “Đây là một trong những cuốn sách quan trọng và cuốn hút nhất mà tôi từng đọc, đầy những ý tưởng đáng kinh ngạc và vô cùng mạnh mẽ. Cuốn sách này không chỉ thay đổi cách bạn nhìn thế giới mà còn có thể thay đổi cuộc đời bạn. Cuốn sách cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn thay đổi cả thế giới này”.
Về tác giả
Adam Grant được công nhận là giáo sư hàng đầu trong bốn năm liền của Đại học Wharton, một trong những nhà tư tưởng quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất theo tạp chí HR, và nằm trong danh sách 40 giáo sư kinh doanh dưới 40 tuổi tài giỏi nhất thế giới.
Cuốn sách đầu tay của Adam Grant, Give and Take (Cho và nhận), là tác phẩm bán chạy nhất theo đánh giá của The New York Times và đã được dịch sang hơn 27 ngôn ngữ. Đồng thời, Give and Take cũng góp mặt trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2013 của Amazon, Financial Times và Wall Street Journal; Give and Take được Oprah xem là một trong những cuốn sách hấp dẫn nhất và là một trong những ý tưởng làm sắc nét ngành quản trị, theo Harvard Business Review.
Adam Grant cũng từng diễn thuyết và tư vấn cho nhiều khách hàng, trong đó có Google, Goldman Sachs, Disney Pixar, Liên Hợp Quốc,…Ông có bằng tiến sĩ của Đại học Michigan và bằng cử nhân của Đại học Harvard.
2. Give And Take - Cho Và Nhận
Thành công là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Có rất nhiều cách để thành công và mỗi người có một cách cho riêng mình. Sách về bí quyết thành công có rất nhiều nhưng hầu hết các bí quyết ấy lại không có một bí quyết rất đặc biệt: Cho đi. Ít ai đồng ý và nhận ra rằng ta sẽ thành công khi biết cho đi, biết giúp đỡ người khác cùng thành công, khi ấy ta thành công hơn cả thành công. Nhưng thường, ta chỉ thấy rằng những người giúp đỡ người khác thường chịu thiệt thòi, chẳng những không được đáp lại mà còn nhận nhiều sự phiền hà về bản thân mình. “Cho khế nhận vàng” sẽ giúp bạn có cái nhìn khác đi về cho và nhận, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, một lĩnh vực mà khái niệm “Cho” chưa được thừa nhận như là một cách để thành công.
“Cho Khế Nhận Vàng”được biên dịch từ Give and Take của tác giả Adam M. Grant.
3. Dám Nghĩ Lại
Mười hai trong số mười lăm thành viên đội cứu hỏa đã tử nạn trong đám cháy gần đỉnh Mann Gulch vào năm 1949. Hai trong số ba người sống sót là nhờ có thể lực tốt nên kịp chạy thoát khỏi đám cháy; người còn lại, Wagner Dodge, đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần bằng tư duy linh hoạt của mình. Những đồng đội của Wagner Dodge mất mạng vì đã hành động theo những kỹ năng và hiểu biết đã ăn sâu trong tiềm thức của họ. Dodge thì khác, anh không tìm cách dập lửa theo kiến thức tích lũy được, mà nhanh chóng nhận định tình hình và tạo ra một lối thoát hiểm bằng cách đốt trụi đám cỏ trước mặt, chặn đứng nguồn bắt lửa của đám cháy phía sau. Tưởng rằng đó là hành động điên rồ, nhưng Dodge đã thoát chết nhờ kịp thời tái tư duy.
Táitưduy, theo Adam Grant, là suy nghĩ lại, cân nhắc lại quan điểm, định kiến, thậm chí là kiến thức của bản thân, cũng có thể là suy nghĩ thoát khỏi lối mòn tư duy. Cũng theo ông, để chinh phục kỹ năng này, bạn cần quên đi những gì đã học, đồng thời thiết lập và duy trì vònglặptáitưduy.
Trong một thế giới đầy biến động, lối tư duy cố hữu và hiểu biết ăn sâu của chúng ta có thể trở thành lời nguyền án ngữ mọi sự tiến bộ của chính mình. Hơn thế nữa,bạn dễ đi thụt lùi vì “thiếu năng lực siêu nhận thức, tức là khả năng tư duy về cách tư duy của chính mình”, tác giả Adam nhận định. “Dám nghĩ lại” (Think Again) là cuốn sách sẽ hướng dẫn chúng ta từ bỏ việc bám chấp vào những hiểu biết của bản thân để tư duy cởi mở và linh hoạt hơn.
Qua 11 chương sách, độc giả được Adam Grant dẫn dắt qua những cột mốc trên chặng đường khám phá kỹ năng tái tư duy. Từ xuất phát điểm là “chọn sự nhàn hạ của việc giữ nguyên những nhận thức thay vì vật lộn với những cái mới”, bạn sẽ từng bước sẵn sàng cập nhật quan điểm của bản thân, khai mở tư duy của người khác để cùng tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời. Sau cùng, Adam Grand muốn hướng bạn đọc đến hành trình tự suy xét lại các kế hoạch của bản thân để từ đó, đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Đặc biệt, trong cuốn sách này Adam phân loại cách tư duy của con người thành bốn nhóm chính: nhà truyền giáo, công tố viên, chính trị gia và nhà khoa học, trong đó tư duy nhà khoa học chính là chìa khóa của tái tư duy. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra một điểm then chốt: tái tư duy là một quá trình diễn ra theo một vòng lặp. Theo đó, vònglặptáitưduy bao gồm tính khiêm nhường, sự hoài nghi, sự tò mò cùng óc khám phá. Khi áp dụng và duy trì vòng lặp này thường xuyên, bạn sẽ hình thành lối tư duy khoa học và bắt đầu hành trình hướng đến sự thông thái.
Bên cạnh đó, khái niệm vòng lặpcốchấp cũng được tác giả phân tích cặn kẽ để độc giả thấy được những yếu tố ngăn trở ta tái tư duy, đó là tính tự phụ, tư duy xác tín, thiên kiến xác nhận và niềm tin huyễn hoặc về bản thân. “Dám nghĩ lại” thôi thúc độc giả vứt bỏ những kiến thức đã lỗi thời, những quan điểm xưa cũ không còn đúng đắn để thôi mắc kẹt trong những vònglặpcốchấp.
Để cho thấy khả năng áp dụng táitưduy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, Adam Grant đã khéo léo đan xen những tình huống cụ thể, những câu chuyện thực tế vào những khái niệm, vậy nên những luận điểm mà ông đưa ra không hề đóng khung mà có tính gợi mở rất cao. Nhờ đó, độc giả không chỉ tiếp thu những ý tưởng, mà còn sẵn sàng nghi ngờ, tìm hiểu, phân tích, và đưa ra quyết định theo cách mình muốn.
Hình thành một lối tư duy mới là một hoạt động tốn rất nhiều chất xám. Tái tư duy, hơn thế nữa, đòi hỏi bạn phải quyết tâm, kiên trì, và không ngừng đấu tranh chống lại những tư duy cố hữu của bản thân. “Dám nghĩ lại” giúp bạn động lực để đặt hết những trang bị sẵn có của mình xuống, và bắt đầu hành trình khám phá thế giới với tư duy cởi mở và linh hoạt.
“Dám nghĩ lại” được The Washing Post đánh giá là cuốn sách phi hư cấu (non-fiction) hay nhất năm 2021; sách cũng giữ vị trí top đầu trong nhóm sách Tâm lý học Nhận thức và bán chạy số 1 theo New York Times. Cuốn sách này cũng nhận được hơn 12 nghìn lượt bình luận cùng mức đánh giá trung bình 4,6/5 sao trên Amazon.
Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách?
“Xuất sắc… Chắc chắn cuốn sách sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại những quan điểm và quyết định quan trọng trong cuộc đời mình” - Daniel Kahneman
""Đây là cuốn sách phải đọc với bất kỳ ai muốn tạo ra văn hóa học hỏi và khám phá, cho dù ở nhà, ở cơ quan hay ở trường học. Bằng sự nồng nhiệt và hài hước, Adam Grant đã chắt lọc những nghiên cứu công phu thành một lập luận đầy thuyết phục cho thấy tại sao ai cũng cần không ngừng chất vấn những giả định cũ và sáng tạo nên những ý tưởng và góc nhìn mới mẻ. Cuốn sách này chứa đựng những bài học quan trọng trong một thế giới ngày càng phân cực.”- Bill and Melinda Gates
“Trong một thế giới đầy rẫy những sự tự tin thái quá, cuốn sách mới nhất của Adam Grant gợi ý về tầm quan trọng của sự cởi mở khiêm tốn. ‘Dám nghĩ lại’ đưa ra những trường hợp đặc biệt để khiến chúng ta suy nghĩ lại những gì mình đã biết. . . đó không chỉ là một bài học hữu ích; đó có thể là điều cốt tử.” - Financial Times
Về tác giả:
Adam Grant (1981) được công nhận là giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của Đại học Wharton. Adam là nhà tâm lý học tổ chức được công nhận là một trong mười nhà tư tưởng về quản lý có tầm ảnh hưởng nhất thế giới theo tạp chính HR và nằm trong danh sách 40 giáo sư kinh doanh tài giỏi nhất thế giới dưới 40 tuổi. Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, Adam hiện đang là phóng viên độc lập của chuyên mục “Công việc và Tâm lý”, thuộc New York Times. Ngoài ra, Adam còn là người chủ trì podcast WorkLife của tổ chức TED.
Cho & nhận (Give and Take), cuốn sách đầu tay của Adam Grant là tác phẩm bán chạy nhất theo đánh giá của New York Times, đã được dịch sang 30 ngôn ngữ, và nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2013 của Amazon, Financial Times và Wall Streer Journal. Quyển sách thứ hai của Adam Grant là Tư duy ngược dịch chuyển thế giới (Originals) cũng đã liên tục đứng đầu danh sách bán chạy của New York Times. Cả hai cuốn sách nói trên đều đã được First News – Trí Việt chính thức phát hành.
4. Biến Tiềm Năng Thành Tài Năng
Chúng ta vẫn thường cho rằng những tố chất vĩ đại của con người vốn là bẩm sinh chứ chẳng phải thứ được trau dồi. Niềm tin đó khiến chúng ta tôn vinh học sinh có năng khiếu ở trường, những vận động viên thể thao có tài năng thiên phú hoặc những thần đồng âm nhạc. Thế nhưng, bạn không cần phải là thần đồng thì mới có thể đạt được những điều vĩ đại.
“Biến tiềm năng thành tài năng” (tựa gốc: Hidden Potential) của Adam Grant là một tác phẩm đầy cảm hứng, giúp người đọc hiểu sâu hơn về cách khai phá tiềm năng thật sự của bản thân và của những người xung quanh. Thay vì tập trung vào tài năng thiên bẩm hay những thành công ban đầu, Grant lập luận rằng tiềm năng là một quá trình phát triển liên tục, được hình thành từ những nỗ lực có chủ đích, sự kiên trì, phản hồi tích cực và các môi trường hỗ trợ. Với một cách tiếp cận khoa học và thực tiễn, Grant mở ra một con đường rõ ràng để giúp mọi người đạt được thành công to lớn hơn.
Nội dung sách được chia thành ba phần, bắt đầu với việc tìm hiểu nhân cách của bản thân. Grant khẳng định thành công không chỉ phụ thuộc vào trí thông minh hay năng khiếu bẩm sinh, mà bằng một kỹ năng đặc biệt – kỹ năng nhân cách. Qua hơn 20 năm nghiên cứu, Grant nhận ra nhân cách là một tập hợp các kỹ năng như tính kiên trì, trí tuệ cảm xúc và sự tò mò… và nó sẽ quyết định cách con người xử lý những vấn đề hằng ngày cũng như mọi vấn đề khác trong cuộc sống, nó cũng là thứ giúp chúng ta sống đúng với những nguyên tắc và giá trị của mình.
Xã hội thường có xu hướng tôn vinh những người có tài năng thiên bẩm, nhưng Grant nhấn mạnh rằng điều thật sự quan trọng là quá trình chúng ta phát triển thông qua học hỏi và thực hành liên tục. Sự phát triển này phụ thuộc vào việc áp dụng tư duy phát triển, tức là nhận thức rằng kỹ năng và trí tuệ có thể được cải thiện nhờ nỗ lực bền bỉ.
Grant lấy ví dụ từ nhiều lĩnh vực khác nhau để minh họa rằng người thành công không nhất thiết có lợi thế vượt trội ngay từ đầu. Thay vào đó, họ sử dụng những chiến lược khôn ngoan và chấp nhận rủi ro. Tác giả nhấn mạnh rằng những người dám chấp nhận cảm giác khó chịu và dám mắc sai lầm thường có cơ hội phát triển lớn hơn. Trong quan điểm của Grant, thất bại không phải là điểm dừng mà là cơ hội để học hỏi và cải thiện.
Ở phần hai của cuốn sách, Grant dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu về các phương pháp tạo ra cấu trúc động lực để thúc đẩy bản thân. Bạn sẽ hiểu được vì sao chơi có chủ đích lại có thể ngăn ngừa sự nhàm chán và kiệt sức. Bạn cũng sẽ hiểu được vì sao đôi khi lùi lại là cách hữu hiệu nhất để tiến về phía trước. Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong việc khai phá tiềm năng là xây dựng giàn giáo cho mình. Bởi vì, như Grant nhấn mạnh rằng thành công không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà còn là kết quả của các yếu tố bên ngoài như sự hỗ trợ từ người cố vấn, đồng nghiệp, cùng với môi trường học tập hay làm việc tích cực. Chính hệ thống giàn giáo hỗ trợ này không chỉ tạo động lực mà còn giúp chúng ta tiếp nhận phản hồi và cải thiện liên tục.
Phần cuối cùng của cuốn sách bàn về việc xây dựng hệ thống để mở rộng cơ hội. Kỹ năng nhân cách và giàn giáo có thể giúp chúng ta khai mở tiềm năng ẩn giấu trong bản thân và những người xung quanh, nhưng để tạo ra cơ hội trên quy mô lớn hơn đòi hỏi chúng ta phải xây dựng hệ thống tốt hơn trong trường học, nhóm và tổ chức. Đó không chỉ là việc thiết kế hệ thống giáo dục sao cho mọi đứa trẻ đều được tiến lên phía trước mà còn là tạo điều kiện cho những nhân tài “nở muộn” có thể bộc lộ tiềm năng của mình, từ đó mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người.
Thông qua những lập luận sắc bén và các ví dụ vừa thực tiễn vừa thú vị, Adam Grant giúp người đọc nhận ra rằng “thành công không chỉ là đạt được mục tiêu mà còn là sống theo các giá trị chúng ta coi trọng. Không có giá trị nào cao cả hơn việc khao khát trở thành một người tốt hơn so với phiên bản của ta ở hiện tại. Không có thành tựu nào vĩ đại hơn việc giải phóng tiềm năng còn đang ẩn giấu trong ta”. Vì lẽ đó, “Biến tiềm năng thành tài năng” không chỉ là một tác phẩm giàu cảm hứng mà còn mang đến một cái nhìn toàn diện về cách chúng ta có thể khai phá tiềm năng của bản thân và những người xung quanh.
* Về tác giả:
Adam Grant (sinh năm 1981) được công nhận là giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của Đại học Wharton. Grant là nhà tâm lý học tổ chức được công nhận là một trong mười nhà tư tưởng về quản lý có tầm ảnh hưởng nhất thế giới theo tạp chí HR và nằm trong danh sách 40 giáo sư kinh doanh tài giỏi nhất thế giới dưới 40 tuổi.
Adam Grant là tác giả sách bán chạy số một theo đánh giá của New York Times, với những tựa sách đã bán hàng triệu bản và được dịch sang 45 ngôn ngữ như Think Again (Dám nghĩ lại), Give and Take (Cho và nhận), Originals (Tư duy ngược dịch chuyển thế giới)... và cuốn sách mới nhất Hidden Potential (Biến tiềm năng thành tài năng). Những cuốn sách của ông luôn có mặt trong danh sách những cuốn sách hay nhất trong năm, trên Amazon, Apple, tạp chí Financial Times và Wall Street Journal.
Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, Adam hiện đang là phóng viên độc lập của chuyên mục “Công việc và Tâm lý”, thuộc New York Times. Ngoài ra, Adam còn là người chủ trì podcast WorkLife và Re:Thinking của tổ chức TED.
1. Tư Duy Ngược Dịch Chuyển Thế Giới - Originals: How Non-Conformists Move The World
2. Give And Take - Cho & Nhận (Tái Bản 2021)
3. Dám Nghĩ Lại
4. Biến Tiềm Năng Thành Tài Năng
Combo Sách Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng + Sức Mạnh Của Ngôn Từ + Sức Mạnh Của Sự Trầm Lắng (Bộ 3 Cuốn)
1. Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng
"Sức Mạnh của Tĩnh Lặng" (Stillness Speaks) – là tác phẩm tâm linh rất ngắn gọn nhưng sâu sắc của Eckhart Tolle, tác giả được New York Times bình chọn là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất.
Đây là một cuốn sách hữu ích và thiết thực cho những ai muốn vượt qua những tình huống thử thách trong đời sống cá nhân và cảm nhận được sự an bình trong tâm hồn cũng như trong suy nghĩ. Qua cuốn sách Sức Mạnh của Tĩnh Lặng, Eckhart Tolle giúp chúng ta tìm lại được bản chất sâu lắng, trong sáng và chân thật của mình. Dù cho có những biến động đang xảy ra chung quanh, hay những vấn đề khó khăn trong đời sống cá nhân hiện nay của chúng ta như thế nào đi nữa, chúng ta vẫn luôn có khả năng tiếp xúc được với một chiều không gian yên tĩnh, và sâu lắng ở bên trong. Phẩm chất đời sống của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất của những quan hệ trong đời mình. Tùy thuộc vào quan hệ của bạn với gia đình và những người thân trong gia đình. Tùy thuộc vào quan hệ của bạn với người hôn phối của bạn. Tùy thuộc vào quan hệ của bạn với đời sống. Nói một cách khác, bạn có một quan hệ tốt đẹp với mọi người và với cuộc đời?
Do đó, Sức Mạnh của Tĩnh Lặng sẽ giúp bạn khả năng rũ bỏ những thói quen xưa cũ, tiêu cực; giúp bạn thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và cư xử với bạn bè cùng những người thân trong gia đình một cách tốt đẹp hơn. Không những thế, Sức Mạnh của Tĩnh Lặng còn giúp bạn nhìn sâu vào những câu hỏi lớn hơn:
- Tôi là ai? Ý nghĩa của Đời sống là gì?
- Tại sao tôi có mặt trên cuộc đời này?
- Mục đích tối hậu của đời sống là gì?
Tất cả những câu hỏi đó, dù lớn, dù nhỏ, đều rất quan trọng đối với chúng ta. Và một khi bạn đã hỏi thì sẽ luôn được Im Lắng trả lời, khi bạn đã sẵn sàng lắng nghe. Chỉ cần giữ cho lòng mình trong lắng. Khi có mặt, bạn có thể nghe những hồi âm, lời giải đáp đến với bạn qua tiếng gió, tiếng mưa, tiếng thì thầm của biển cả... Chỉ cần bạn biết lắng nghe.
Hãy sống và thực hành những gì mà Im Lắng đã nhắc nhủ cho ta. Và như thế, cuốn sách có thể giúp bạn vun bồi sự vững chãi, khả năng trầm lắng ở tâm hồn dù bên ngoài đang xảy ra những biến động gì đi nữa.
Cuốn sách còn giúp bạn khả năng lắng nghe sự tĩnh lặng ở chính bản thân mình để có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi lớn mà bạn từng thao thức. Nhờ vậy, bạn sẽ rũ bỏ hết những khó khăn, hiểu lầm, chăm sóc lại những quan hệ thân thiết trong đời mình, vượt lên trên những thói quen xưa cũ, những cách hành xử tiêu cực, thay đổi quan hệ của bạn với mọi người và với cuộc đời.
2. Sức Mạnh Của Ngôn Từ
Sử dụng đúng ngôn từ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Nếu bạn cũng giống như hàng triệu người thường ngồi lặng yên trong các cuộc họp, bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến, căng thẳng trong các buổi gặp mặt, không biết nói gì mỗi khi đối diện với cấp trên, thường nói với người thân những điều khiến sau này phải hối hận, hoặc không bao giờ đạt được kết quả như ý trong các cuộc tranh luận… thì quyển sách này là một lựa chọn vô cùng đúng đắn dành cho bạn!
Quyển sách Sức mạnh của Ngôn từ được chia làm ba phần gồm 20 chương với các nội dung áp dụng trong công việc, quan hệ khách hàng - nhà cung cấp và trong giao tiếp xã hội với hàng trăm gợi ý, tình huống cùng các ví dụ thực tế, sinh động với những lời khuyên, những bí quyết giao tiếp hiệu quả đến ngạc nhiên và thực sự hữu ích trong công việc và cuộc sống của bạn. Đồng thời sẽ tặng bạn rất nhiều từ ngữ kỳ diệu, những câu chữ tinh tế, những cách mở đầu thu hút cử tọa đến không ngờ, các ngữ cảnh giao tiếp và ví dụ minh họa cực kỳ sinh động…. Chẳng hạn, bạn nên sử dụng ngôn từ như thế nào để:
- Tạo ấn tượng với sếp và thăng tiến trên con đường sự nghiệp
- Dung hòa mối quan hệ với những đồng nghiệp hay khách hàng khó tính
- Yêu cầu nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ bạn tốt hơn
- Có buổi hẹn hò như ý
- Tạo thiện cảm với hàng xóm của bạn
- Xây dựng mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tốt đẹp
- Để đạt được những điều bạn mong muốn, giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên
Chắc chắn Sức mạnh của Ngôn từ sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn trong quá trình giao tiếp trên nhiều phương diện cuộc sống: gia đình, bạn bè,… đặc biệt tại nơi làm việc và trong các cuộc đàm phán với đối tác.
Tin rằng khi áp dụng những chiến lược, bí quyết và kỹ năng giao tiếp này, bạn sẽ trở nên tự tin, cuốn hút, chuyên nghiệp và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
3. Sức Mạnh Của Sự Trầm Lắng - The Introvert's Guide To Making A Difference
“Những người hướng nội, trong đó có bạn, chiếm khoảng năm mươi phần trăm dân số thế giới, và bạn hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao cho thế giới này.”
Khác với những tựa sách cùng chủ đề, “Sức mạnh của sự trầm lắng” không định hướng người hướng nội thay đổi để thích nghi với thế giới dường như chủ yếu dành cho người hướng ngoại. Thay vào đó, cuốn sách sẽ giúp bạn - một người hướng nội - sống và tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Không ít người hướng nội đang gồng mình để trở thành những người trông-có-vẻ năng động, hoạt náo, và giỏi quảng giao, sống theo kiểu của người hướng ngoại. Khi chỉ còn một mình, rất nhiều người trong số ấy cảm thấy như kiệt sức sau những “vai diễn” của mình ở chốn công sở, ngoài xã hội, trước mặt bạn bè, thậm chí là người thân. Cũng bởi chúng ta đang sống trong thời đại mà “mọi người vẫn tin rằng phải khoa trương ầm ĩ mới có thể làm nên điều khác biệt”, rất nhiều người hướng nội như bạn đang cố nhào nặn chính mình để sống theo “lý tưởng hướng ngoại”.
Bạn đã không biết rằng với thế mạnh trầm tĩnh bẩm sinh của mình, bạn hoàn toàn có thể vừa phát triển sự nghiệp theo định hướng của bản thân, vừa tạo nên những tác động tích cực đến những người xung quanh, và quan trọng nhất là sống thật với cảm xúc, tự do là chính mình giữa thế giới dường như ưa chuộng sự hướng ngoại.
Trong “Sức mạnh của sự trầm lắng” (tựa gốc “Quiet Influence: The Introvert's Guide to Making a Difference”), tác giả của cuốn sách, tiến sĩ Jennifer Kahnweiler, giúp người hướng nội nhận diện sáu thế mạnh của mình, bao gồm: Dành thời gian để tĩnh lắng, Chuẩn bị, Lắng nghe thấu đáo, Trao đổi có trọng tâm, Viết lách, và Sử dụng mạng xã hội một cách cẩn trọng.
Với mỗi thế mạnh, tiến sĩ Kahnweiler đều phân tích cụ thể, giúp người đọc có cái nhìn mạch lạc và thiết thực vào từng thế mạnh, nhờ đó mà độc giả có thể dễ dàng nắm bắt và biết cách áp dụng mỗi thế mạnh vào thực tế cuộc sống của mình để trở thành Người Ảnh hưởng Hướng nội - tức những người hướng nội có tầm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Một điểm thú vị của cuốn sách là ở mỗi thế mạnh, sau khi chia sẻ vai trò cách làm thế nào để thế mạnh giúp bạn tạo ảnh hưởng, và các bước cần làm để phát huy thế mạnh đó, tác giả đều khuyến cáo về việc lạm dụng thế mạnh. Chẳng hạn như lạm dụng thế mạnh Lắng nghe thấu đáo có thể khiến bạn tự đánh mất uy thế của bản thân, hay Dành thời gian để tĩnh lắng quá nhiều là yếu tố khiến động lực bị giảm sút…. Thông qua đó, cuốn sách giúp người hướng nội hiểu thấu đáo hơn về mỗi thế mạnh, liên hệ với thực tế của mình và từ đó tìm ra cách phối hợp cân đối các thế mạnh đó.
Không dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức, tác giả còn đưa ra nhiều câu chuyện thực tế về những Người Ảnh hưởng Hướng nội. Điều này không chỉ làm cho nội dung sách trở nên thú vị và thuyết phục hơn, mà cuốn sách còn truyền động lực cho các độc giả hướng nội khi họ được chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm của những người hướng nội có sức ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực.
Độc giả còn có thể tự kiểm tra mức độ mà mình đang vận dụng sáu thế mạnh để có sự điều chỉnh cho phù hợp thông qua một công cụ được tác giả gọi là “Bài kiểm tra Chỉ số ảnh hưởng thầm lặng”. Bài kiểm tra này còn có thể được sử dụng sau khi bạn đọc áp dụng những phương pháp được đề cập trong cuốn sách để đánh giá sự thay đổi.
Những ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong cuốn sách có tính thực tiễn cao, đi thẳng vào trọng tâm và dễ nắm bắt. Thông điệp mà tiến sĩ Kahnweiler đưa ra cũng rất rõ ràng, rằng “Người hướng nội có thể là những người rất giỏi tạo ảnh hưởng nếu họ biết tận dụng tối đa những thế mạnh bẩm sinh của mình thay vì cố bắt chước cách hành xử của người hướng ngoại”.
Là một cuốn sách viết về người hướng nội nhưng “Sức mạnh của sự trầm lắng” lại dành cho cả người hướng ngoại để thấu hiểu rằng, khi những người hướng nội im lặng không phải vì họ vô tâm, mà là vì họ đang hành xử kín đáo, quan tâm theo cách riêng của mình; khi họ “trốn” một mình ở một góc nào đó không phải vì họ không muốn hòa hợp với mọi người, mà đơn giản vì họ cần một khoảng không gian riêng tư để nạp lại năng lượng… Họ - những người hướng nội đang ở quanh bạn - cũng có những áp lực, vui buồn, những cung bậc cảm xúc giống như bạn, chỉ là họ có cách bộc lộ riêng và đang đợi bạn khám phá thông qua cuốn sách này.
Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách
“Một cuốn sách đặc biệt giúp người hướng nội khẳng định giá trị của bản thân mà không cần phải cố lớn tiếng chứng minh”, Susan Cain - Tác giả cuốn sách “Quite”.
Về tác giả
Tiến sĩ Jennifer Kahnweiler là một tác giả viết sách, một diễn giả, đồng thời là chuyên gia huấn luyện cấp lãnh đạo. Cô được mệnh danh là “nhà đấu tranh cho người hướng nội”. Điều cô luôn hướng đến là giúp các tổ chức nhìn nhận đúng về người hướng nội và coi trọng họ, và giúp những cá nhân hướng nội tự tin đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và các vai trò có tầm ảnh hưởng.
Cô trở nên am hiểu về người hướng nội trong thời gian làm giám đốc chương trình của chính phủ liên bang và chuyên gia huấn luyện trong lĩnh vực phát triển sự nghiệp. Cô cũng đảm nhiệm vai trò cố vấn học tập và phát triển trong các tổ chức hàng đầu như GE, AT&T, NASA, Turner Broadcasting, và CDC.
Quyển sách đầu tiên của cô về đề tài người hướng nội, “The Introverted Leader: Building on Your Quiet Strength” (tạm dịch “Người lãnh đạo hướng nội: Phát huy thế mạnh trầm tĩnh của bạn”), thu hút độc giả ở khắp nơi và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
1. Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng (Tái Bản 2020)
2. Sức Mạnh Của Ngôn Từ
3. Sức Mạnh Của Sự Trầm Lắng - The Introvert's Guide To Making A Difference
Combo Sách Hiểu Về Trái Tim Và Chia Sẻ Từ Trái Tim (Bộ 2 Cuốn)
1. HIỂU VỀ TRÁI TIM – CUỐN SÁCH MỞ CỬA THẾ GIỚI CẢM XÚC CỦA MỖI NGƯỜI
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách đặc biệt được viết bởi thiền sư Minh Niệm. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, thầy Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011, Hiểu Về Trái Tim trình làng cũng lúc với kỷ lục: cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất: 100.000 bản. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỳ tích ấy nhưng đến nay, con số phát hành của Hiểu về trái tim vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.
Là tác phẩm đầu tay của nhà sư Minh Niệm, người sáng lập dòng thiền hiểu biết (Understanding Meditation), kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo Đại thừa và Thiền nguyên thủy Vipassana, nhưng Hiểu Về Trái Tim không phải tác phẩm thuyết giáo về Phật pháp. Cuốn sách rất “đời” với những ưu tư của một người tu nhìn về cõi thế. Ở đó, có hạnh phúc, có đau khổ, có tình yêu, có cô đơn, có tuyệt vọng, có lười biếng, có yếu đuối, có buông xả… Nhưng, tất cả những hỉ nộ ái ố ấy đều được khoác lên tấm áo mới, một tấm áo tinh khiết và xuyên suốt, khiến người đọc khi nhìn vào, đều thấy mọi sự như nhẹ nhàng hơn…
Trong dòng chảy tất bật của cuộc sống, có bao giờ chúng ta dừng lại và tự hỏi: Tại sao ta giận? Tại sao ta buồn? Tại sao ta hạnh phúc? Tại sao ta cô đơn?... Tất cả những hiện tượng tâm lý ấy không ngừng biến hóa trong ta và tác động lên đời sống của ta, nhưng ta lại biết rất ít về nguồn gốc và sự vận hành của nó. Chỉ cần một cơn giận, hay một ý niệm nghi ngờ, cũng có thể quét sạch năng lượng bình yên trong ta và khiến ta nhìn mọi thứ đều sai lệch. Từ thất bại này đến đổ vỡ khác mà ta không lý giải nổi, chỉ biết dùng ý chí để tự nhắc nhở mình cố gắng tiến bộ hơn. Cho nên, hiểu về trái tim chính là nhu cầu căn bản nhất của con người.
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống, 50 bài viết tâm lý trị liệu, được trình bày rất chân phương, dễ hiểu, thực tế, vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như Khổ đau, Hạnh phúc, Tình yêu, Tức giận, Ghen tuông, Ích kỷ, Tham vọng, Thành thật, Nghi ngờ, Lo lắng, Do dự, Buông xả, Thảnh thơi, Bình yên, Cô đơn, Ái ngữ, Lắng nghe… Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
Lúc sinh thời cố Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khuê, có dịp tiếp cận với Hiểu Về Trái Tim. Ông nhận xét, như một cuốn sách đầu tiên thuộc chủ đề Hạt Giống Tâm Hồn do một tác giả Việt Nam viết, cuốn sách sẽ giúp người đọc hiểu được cảm xúc của tâm hồn, trái tim của chính mình và của người khác. Để, tận cùng là loại bỏ nỗi buồn, tổn thương và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống. Có lẽ, vì điều này mà hơn 10 năm qua, Hiểu về trái tim vẫn là cuốn sách liên tục được tái bản và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nhiều năm trời liên tục nằm trong top sách bán chạy nhất tại Việt Nam.
Đáng quý hơn, tòan bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành cuốn sách này đều được chuyển về quỹ từ thiện cùng tên “Hiểu về trái tim” để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh tại Việt Nam. Và đây cũng chính là niềm hạnh phúc cũng như ý nghĩa nhân ái lớn nhất mà cuốn sách đã mang lại, đặc biệt là khi tất cả hành trình này còn có sự đồng hành và góp sức của hàng trăm nghìn bản đọc trên khắp cả nước Việt Nam.
Người nổi tiếng nói về cuốn sách:
“Để chữa lành những tổn thương và nổi đau, cách tốt nhứt và hữu hiệu nhất là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về Trái Tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương. Với cuốn sách này, chúc bạn đọc sẽ luôn hạnh phúc và không bao giờ phải sống với một trái tim tan vỡ hay một tâm hồn tổn thương” - Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê
""Cuốn sách Hiểu về trái tim được viết ra với những trải nghiệm sâu sắc, nhằm giúp con người hiểu rõ và lý giải những cảm xúc của chính mình để tìm được sự bình an và hạnh phúc thật sự”. - Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân, GS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng
""Đây chính là con đường của đạo Tâm, với những nguyên tắc sống hạnh phúc – một thứ “an lạc hạnh” – từ những sẻ chia chân thành của tác giả. Con đường hạnh phúc đó đòi hỏi sự khổ luyện, chứng nghiệm qua quán chiếu bản thân, từ đó thấy biết bản chất của khổ đau, phiền não, và, vượt thoát…” - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Nguyên Giám Đốc Trung Tâm Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khoẻ TP.HCM
""Một cuốn sách hay, thực tế và rất hữu ích cho mọi người, đặc biệt đối với thanh thiếu niên và các bạn trẻ. Nếu rèn luyện được theo những điều hay như thế thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều"". - Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam
""Đây là một cuốn sách đặc biệt, có tính giáo dục, tự nhận thức cao, được viết từ trái tim để chữa lành những trái tim. Một cuốn sách rất ý nghĩa!”. - Nhà báo Trần Tử Văn, Phó Tổng biên tập Báo Công an TP.HCM
""Hiểu về trái tim là cuốn sách thứ 180 của Tủ sách Hạt giống tâm hồn mà First News đã xuất bản, nhưng đây là cuốn sách của một tác giả Việt Nam đã để lại trong tôi những cảm xúc đặc biệt nhất. Với những trải nghiệm sâu sắc và tâm huyết mà tác giả đã viết trong 8 năm chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những khám phá mới mẻ và thú vị. Một cánh cửa rộng mở đang chờ đón bạn”. - Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News - Trí Việt
Báo chí nói gì về “Hiểu về trái tim”:
“'Hiểu về trái tim' là một cuốn sách đặc biệt, được viết nên từ tâm huyết của một nhà thiền sư mang tên Minh Niệm. Đã bao giờ giữa cuộc đời hối hả, bạn chợt dừng lại và tự hỏi mình rằng ' hạnh phúc là gì?' , '' khổ đau là gì?' hay chưa? Vâng, cuốn sách này sẽ giải đáp cho bạn tất cả những băn khoăn đó.” – baomoi.vn
Về tác giả:
Sinh tại Châu Thành, Tiền Giang, xuất gia tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm – Sài Gòn, Minh Niệm từng thọ giáo thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Pháp và thiền sư Tejaniya tại Mỹ. Kết quả sau quá trình tu tập, lĩnh hội kiến thức… Ông quyết định chọn con đường hướng dẫn thiền và khai triển tâm lý trị liệu cho giới trẻ làm Phật sự của mình. Tiếp cận với nhiều người trẻ, lắng nghe thế giới quan của họ và quan sát những đổi thay trong đời sống hiện đại, ông phát hiện có rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhưng, tất cả, chỉ xuất phát từ một nguyên nhân: Chúng ta chưa hiểu, và chưa hiểu đúng về trái tim mình là chưa cơ chế vận động của những hỉ, nộ, ái, ố trong mỗi con người.
“Tôi đã từng quyết lòng ra đi tìm hạnh phúc chân thật. Dù thời điểm ấy, ý niệm về hạnh phúc chân thật trong tôi rất mơ hồ nhưng tôi vẫn tin rằng nó có thật và luôn hiện hữu trong thực tại. Hơn mười năm sau, tôi mới thấy con đường. Và cũng chừng ấy năm nữa, tôi mới tự tin đặt bút viết về những điều mình đã khám phá và trải nghiệm…”, tác giả chia sẻ.
2. Chia Sẻ Từ Trái Tim
Chia sẻ từ trái tim là một tuyển tập từ hàng trăm bài pháp thoại của Sa Môn Thích Pháp Hòa, được sắp xếp theo các chủ đề nhằm hệ thống lại những khái niệm, tư tưởng căn bản của đạo Phật qua lời giảng gần gũi của thầy, để mỗi người chúng ta có thể đưa vào áp dụng trong chính cuộc sống hằng ngày của mình.
Trong quyển sách này, quý vị sẽ được tiếp cận Nhân Quả theo một cách giản dị qua những câu chuyện đời thường của thầy Thích Pháp Hòa. Trong khi ngôn ngữ của giáo lý thường là rào cản thì những câu chuyện vui, những ví dụ gần gũi lại có khả năng mang chúng ta đến gần hơn với sự thật của đời sống. Những lời chia sẻ và câu chuyện của thầy Pháp Hòa về các mối quan hệ và cách ứng xử trong xã hội như cha mẹ - con cái, vợ - chồng, thầy - trò, bạn bè, v.v… cũng được ban biên tập tuyển chọn và giới thiệu đến quý bạn đọc. Thông qua đó, chúng ta thấy được “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” – Phật pháp không ở đâu xa ngoài đời sống thế gian.
VỀ TÁC GIẢ
Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại Cần Thơ, trong một gia đình có hai con trai và thầy là con trưởng.
Cơ duyên của thầy với đạo Phật đã sớm bộc lộ từ khi thầy còn rất nhỏ. Vào năm bảy tuổi, thầy đòi mẹ dẫn vào một tịnh xá xin quy y và phát nguyện ăn chay, tụng kinh, thờ Phật. Tâm niệm xuất gia trong thầy cứ thế mỗi ngày một lớn. Năm mười hai tuổi, thầy và em trai cùng với mẹ của thầy sang Canada để đoàn tụ với cha của thầy.
Khi đặt chân đến thành phố Edmonton (Canada), thầy mới vỡ lẽ rằng nơi đây có rất ít người Việt và vì vậy cũng khó tìm thấy một ngôi chùa nào. Dù đối mặt với nhiều trở ngại, tâm bồ đề của thầy chẳng những không thối chuyển mà càng được củng cố mạnh mẽ hơn. Năm mười lăm tuổi, thầy chính thức xuất gia. Khi đó, tu viện Trúc Lâm tại Edmonton còn rất sơ khai.
Năm 1994, khi vừa tròn hai mươi tuổi, thầy được vị bổn sư gửi sang Làng Mai (Pháp) để thọ giới tỳ-kheo và đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh trực tiếp truyền giới trong đại giới đàn Hương Tích. Tuy thời gian lưu lại tại Làng Mai ngắn ngủi (chỉ trong vòng một tháng) nhưng thầy đã tiếp nhận và học hỏi được rất nhiều. Từ đó, thầy có thể dung hòa những hình thức tu tập mới vào truyền thống mà thầy đang theo để ngày càng tăng tiến trong đạo. Sau khi nhận truyền đăng từ thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 1999, thầy lại trở về Canada tiếp tục con đường hoằng pháp của mình. Đến năm 2006, sau một thời gian tu tập và giảng pháp, thầy được vị bổn sư tin cậy giao phó vai trò trụ trì Tu viện Trúc Lâm (tỉnh Alberta, Canada). Năm 2007, sau khi tu viện Tây Thiên được hoàn thành, thầy đảm nhiệm thêm trọng trách trụ trì tu viện Tây Thiên.
Với phong cách giản dị, gần gũi và khiêm cung và khả năng chuyển tải Phật pháp thâm sâu thành những cách thực hành gần gũi trong đời sống, thầy Thích Pháp Hòa nhận được sự yêu mến của đông đảo đại chúng thông qua những bài giảng pháp trên YouTube. Thầy là một minh chứng cho thấy rằng những vị chân tu vẫn có thể chinh phục lòng người theo cách “hữu xạ tự nhiên hương”.
THÔNG TIN SÁCH
1.Trong bức tranh Phật giáo ngày nay, thầy Thích Pháp Hòa vụt sáng như một hiện tượng hiếm có. Thầy chiếm được trọn vẹn tình cảm của Phật tử không chỉ ở hải ngoại mà cả tại quê nhà Việt Nam. Sự yêu mến mà Phật tử khắp nơi dành cho thầy Thích Pháp Hòa là một minh chứng cho thấy rằng những vị chân tu vẫn có thể chinh phục lòng người theo cách “hữu xạ tự nhiên hương”.
2. Điểm đáng quý ở thầy là sự dung dị, gần gũi và khiêm cung – những phẩm chất hiếm có trong thế giới hiện đại ngày nay.
3. Một trong những lý do tại sao những lời giảng của thầy Thích Pháp Hòa được đông đảo đại chúng đón nhận và dễ đi vào lòng người là thầy dùng thân giáo nhiều hơn khẩu giáo: phong thái nhẹ nhàng, hòa ái, giản dị cũng như cách ứng xử trong mọi tình huống của thầy chính là bài pháp vô ngôn có uy lực nhất đối với Phật tử gần xa cũng như các đệ tử thân cận với thầy.
4. Một lý do khác là thầy có một lối tiếp cận rất riêng, không lẫn với vị giảng sư nào: thầy thường bắt đầu bài pháp thoại bằng cách kể chuyện. Đó có thể là một câu chuyện trong đời tu của thầy, hoặc những sinh hoạt thường nhật trong chùa, hoặc một vấn đề của một vị Phật tử mà thầy có duyên gặp gỡ và giải quyết khúc mắc cho họ. Lối kể chuyện của thầy rất dung dị pha một chút hóm hỉnh với chất giọng Nam bộ, khiến cho nhiều đối tượng người nghe cảm thấy Phật pháp trở nên gần gũi, dễ tiếp cận. Thầy khéo léo lồng ghép giáo lý của đạo Phật vào các câu chuyện kể, giúp người nghe liên hệ được tư tưởng thâm sâu của đạo Phật với những vấn đề thân thuộc trong cuộc sống của chính mình. Thầy luôn biết cách giải thích các khái niệm Phật học cao siêu theo một cách đơn giản nhất.
5. Không chỉ uyên bác về kinh điển Đại thừa, thầy còn kết hợp những hiểu biết đó với tư tưởng của Nguyên thủy nhằm bổ khuyết và làm cho giáo pháp của đức Phật càng được sáng tỏ hơn. Cho nên, bất luận giảng kinh nào, thầy cũng đều hướng Phật tử quay về gốc rễ của đạo Phật để không bị lạc lối trong mê cung của giáo lý, kinh luận.
6. Trong cuộc sống thường nhật, thầy luôn tỏa ra sự hoan hỉ, giản dị và từ bi không chỉ với đại chúng mà cả với những vị đệ tử trong chùa. Và người nghe cảm nhận rõ điều này thông qua những câu chuyện thầy kể.
QUOTES:
1. Chính vì lạc quan nên đạo Phật dám chỉ thẳng vào cái mà con người sợ hãi – Khổ.
2. Một người cần có tâm độ lượng để có thành tựu trong mọi việc. Nhưng nếu muốn có được tâm độ lượng đó, mình phải có tầm nhìn, tư duy, ăn nói, v.v…
3. Không phải mình nói chỉ sống với hiện tại có nghĩa là mình xả láng. Phải chánh niệm với hiện tại, chánh niệm với quá khứ và chánh niệm với tương lai.
4. Hôm nào có mây, có nắng, có trăng, mình hãy tiếp nhận nó, hãy nhìn kỹ nó để đem những hình ảnh đẹp đó vào trong tâm mình. Để hôm nào, dù không có trăng, không có nắng, khi mình bước ra thềm ngồi, trong lòng mình vẫn có ánh trăng soi.
5. Khi một người đang giận, họ sẽ không muốn nghe mình nói. Cho nên đừng nên nói gì hết, chỉ im lặng thôi.
6. Tu theo Phật có nghĩa là làm sao cho tâm của mình mỗi ngày mỗi sáng lên. Và tâm có tĩnh thì mới sáng và nhận ra.
7. Sống đơn giản cũng là cách mình nói lên lòng tri ân của mình.
8. Vợ chồng thương nhau, nhưng mới hiểu nhau một phần thôi, chưa hiểu hết đâu. Càng sống với nhau thì cái thương, cái hiểu, cái cần hiểu mới bắt đầu lớn ra.
9. Khi thấy xung quanh mình đều là người ơn, chúng ta hành động nhẹ nhàng hơn, nói năng nhẹ nhàng hơn, suy nghĩ cũng nhẹ nhàng hơn.
10. Với người đời, mình không cần phải nói hay thể hiện ra. Mình cứ làm, cứ sống đi, tự động mọi người sẽ ghi nhận.
11. Chúng ta có quá nhiều nhu cầu, mà nhu cầu nhiều chừng nào thì nhân họa, thiên tai nhiều chừng nấy.
12. Nếu biết mình có phước, chúng ta phải dụng phước chứ đừng hao phí phước.
13. Nếu muốn dưỡng dục con, bản thân mình phải dưỡng trên ba phương diện thân, khẩu, ý.
14. Phật đạo chính là những đạo chúng ta đang theo. Đạo làm chồng, đạo làm cha, đạo làm mẹ, đạo làm con, v.v…
15. Tu càng lâu, sống càng lâu, mình càng phải nhỏ lại. Tu càng cao mà ngã càng lớn là tu sai rồi.
1. Hiểu Về Trái Tim (Tái Bản 2023)
2. Chia Sẻ Từ Trái Tim (Thích Pháp Hòa)
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.