Lịch sử được xác định là môn học độc lập ở trường trung học phổ thông, bắt đầu từ lớp 6, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ.
Trên cơ sở những hiểu biết ở lớp 4, lớp 5, học sinh lớp 6 được cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ lúc con người xuất hiện đến ngày nay. Công việc này khó đối với việc nhận thức của học sinh, lại càng khó hơn đối với học sinh lớp 6. Bởi vì, ở lứa tuổi 12 các em đã phải tiếp nhận những hiểu biết về các sự kiện, nhân vật lịch sử ở một thời kì xa xưa, trên một không gian rộng lớn trong nước và một số vùng, miền tiêu biểu trên thế giới.
Vì vậy, trong dạy học lịch sử quá khứ, trước hết ở lớp 6, chương trình được cấu tạo theo trình tự thời gian từ nguồn gốc của con người và xã hội đến nay sao cho các em nhận thức kiến thức một cách cụ thể, tích cực, vừa sức... Các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, đặc trưng, nhiệm vụ môn lịch sử, với trình độ nhận thức sẽ gây hứng thú cho học sinh giúp nâng cao chất lượng bộ môn về mặt giáo dưỡng giáo dục và phát triển.
Một trong những biện pháp sư phạm để thực hiện mục tiêu này là hướng dẫn học sinh đặt và giải quyết các vấn đề chủ yếu của bài học. Trong giáo dục nói chung, giờ học từng bộ môn, học sinh là chủ thể của nhận thức, chứ không phải thụ động tiếp nhận kiến thức và nói lại những điều thầy truyền thụ. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm cung cấp kiến thức cơ bản, gợi ý suy nghi, giải quyết vấn đề, học sinh phát huy tính tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức cơ bản. Tích cực hoá việc dạy và học nói chung, dạy và học môn lịch sử nói riêng, bắt đầu từ các lớp tiểu học, đặc biệt từ năm học đầu tiên của cấp trung học cơ sở là phương hướng, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước cần quán triệt.
Một thành tố quan trọng trong SGK lịch sử bậc trung học phổ thông để góp phần thực hiện việc phát huy tính tích cực của học sinh là phần Câu hỏi – Bài tập.
Câu hỏi và bài tập có mục tiêu chung là đặt vấn đề để học sinh nhận thức và giải quyết dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên trong sự tương tác hoạt động của học sinh trong lớp, tổ, với sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, giữa các câu hỏi, bài tập nói chung và SGK nói riêng cũng có một số điểm khác nhau.
Có nhiều loại câu hỏi trong SGK mà học sinh thường gặp: Câu hỏi sau một mục trong bài để học sinh ghi nhớ, hiếu một vài kiến thức đã học. Câu hỏi sau mỗi mục lớn có yêu của hệ thống kiến thức. Câu hỏi đòi hỏi phải khai thác nội dung kênh hình để củng cố kiến thức đã, đang học, hoặc tiến nhận kiến thức mới nhưng được diễn đạt bằng kênh chủ. Câu hỏi ở cá bài, chiếm toàn bộ khoá trình, mang tính tổng hợp, khái quát, hệ thống ồn tập, nâng cao phần lịch sử đã học.
Bài tập mang nội dung cứu hỏi đề ra nhiệm vụ cần giải quyết dưới hình thức lý giải, song chủ yếu có tính thực hành, như vẽ lược đồ, sơ đồ lập niên biểu, bảng hệ thống kiến thức, trình bày diễn biến chiến sự. Quá trình cách mạng theo lược đồ, sơ đồ, bình luận lịch sử, viết các bài miêu tả. tường thuật... - Hình thức câu hỏi, bài tập rất đa dạng, như các loại tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hành hay kết hợp các dạng trên với nhau. Do đó, trong học tập, học sinh được hướng dẫn thực hiện tất cả các loại câu hỏi, bài tập trên.
Quyển Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 của PGS.TS Nghiêm Đình Vì, ThS Nguyễn Thị Bích biên soạn đáp ứng những yêu cầu Uề phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. "
- Sách chủ yếu hướng dẫn thực hiện câu hỏi, bài tập trong SGK lịch sử 6, song các tác giả cũng bổ sung thêm một số câu hỏi, bài tập khác.
- Đây không phải là bảng đáp án các câu hỏi, bài tập trong SGK mà chỉ gợi ý học sinh suy nghĩ, tự giải quyết các vấn đề đặt ra.
Sách có nhiều ưu điểm tích cực, song không tránh khỏi một số thiếu sót về nội dung, phương pháp, lỗi kĩ thuật... mong đồng nghiệp và các em học sinh góp ý để sửa chữa. Các tác giả tỏ lòng biết ơn về sự đóng góp này.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 này.
- GS.TS Phan Ngọc Liên Tổng chủ biên SGK lịch sử THCS
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.