Mỹ thuật hay nghệ thuật nói chung, thật ra, chưa bao giờ là lĩnh vực nằm ngoài “vòng tay” của văn hóa, “nơi” đã sản sinh ra nó. Chính vì thế, những hiểu biết quán xuyến và sâu sắc về mặt văn hóa luôn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong những liên tưởng đối sánh và phân tích, khi nghiên cứu lĩnh vực vốn được xếp vào phạm trù của cái đẹp. Nguyên tắc trên vẫn luôn là thuộc tính cần thiết, không riêng gì trong lĩnh vực nghiên cứu hay phê bình nghệ thuật, mà chúng còn liên quan mật thiết đến cả hoạt động sáng tác nữa.
Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (L’Art à Hué) là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H (Số 1/1919), sau đó được in lại trở thành một tác phẩm độc lập, bề thế, có ví trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu nghệ thuật Huế, bao gồm cả nội dung lẫn nhiều phụ bản màu, đen trắng. Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Chúng đã trở thành tư liệu quý giá để người đời nay có thể bổ sung, đối sánh, mà qua bao nhiêu binh biến và thời gian, nhiều di tích, nhiều tác phẩm đến nay đã không còn.
Bố cục của tác phẩm này được cấu tạo thành nhiều phần, mở đầu bằng một chương tổng quát trình bày về nghệ thuật ở Huế của L. Cadière; và phần khác viết về thành phố, nhà cửa, đồ đạc trang trí nội thất Huế của Edmon Gras. Sau những nhận định tổng quát về nghệ thuật Huế, tác giả Cadière bắt đầu tiếp cận một cách chi tiết với từng phần cụ thể, liên quan đến nghệ thuật tạo hình.
- Phần I khảo tả về các dạng thức trang trí hình học với nhiều phụ bản, nhằm dẫn dắt người đọc tiếp cận với những mô tả sinh động bằng những bản vẽ tái hiện một cách chân thật và chi tiết đến từng góc nhỏ.
- Phần II viết về mẫu chữ Hán, với 18 phụ bản minh họa, đánh số từ 36 đến 53
- Phần III đề cập đến đề tài tĩnh vật và những điển tích với phần bình luận và 17 phụ lục. Đây cũng là chủ đề phổ biến nhất trong trang trí mỹ thuật.
- Phần IV khảo tả mỹ thuật Huế về đề tài thực vật, với hoa và lá, cành và quả cùng 48 phụ bản để minh họa.
- Phần V khảo tả những đề tài liên quan đến hệ động vật, với 95 phụ bản màu cũng như đen trắng.
- Phần cuối tác giả dành cho đề tài phong cảnh với 7 phụ bản minh họa bằng màu. Đây thực sự là những bức tranh giúp độc giả có được cái nhìn tổng quát về những di tích danh thắng đặc trưng, đầy ấn tượng của Huế.
Nguyễn Hữu Thông
Mục lục:
Hội Đô thành Hiếu cổ tại Kinh thành Huế: Sự gặp gỡ của truyền thống hội Đoàn học thuật châu Âu với một vùng đất chất chứa giao thoa văn hóa
L’Art à Hué trong chiến lược nghiên cứu nghệ thuật của Hội Đô thành Hiếu cổ: Trăm năm nhìn lại (1919 - 2019)
Léopold Cadière với tác phẩm L’Art àHué
Nghiên cứu nghệ thuật và nghệ thuật nghiên cứu của một nhà dân tộc học nghiệp dư
NGHỆ THUẬT TẠI KINH THÀNH HUẾ
Nghệ thuật tại Kinh thành Huế
Về kiến trúc đô thị và nhà cửa bản xứ
Họa tiết nghệ thuật An Nam
I. Họa tiết trang trí hình học
II. Họa tiết trang trí chữ Hán
II. Họa tiết với những vật vô tri [“tĩnh vật”, “cổ đồ”]
IV. Họa tiết với hoa lá, nhành cây và hoa quả
V. Họa tiết với muông thú
VI. Về điêu khắc thuần túy
VII. Phong cảnh
Thông tin tác giả:
Léopold Michel Cadière (1869 – 1955): Linh mục thuộc Hội truyền giáo hải ngoại. Oong sớm sang Việt Nam và truyền giáo tại các vùng Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Điểm đặc biệt, ông nổi tiếng với vai trò sáng lập Hội Đô thành Hiếu cổ và Tập san của Hội Đô thành Hiếu cổ (B.A.V.H), từ đó cho ra đời những công trình nghiên cứu để đời về văn hóa, lịch sử, dân tọc học, khảo cổ học… Ông tha thiết mãi được gắn bó với quê hương thứ hai cho đến ngày được yên nghỉ ngàn thu trên đất Kim Long (Huế).
Edmond Gras là nhân viên đặc biệt của Ngân khố Trung kỳ ở Huế, người đại diện cho Ủy ban Quảng bá du lịch Trung kỳ, lại có những khảo sát về nghệ thuật công phu, nhưng nhận xét tinh tế.
Trích đoạn sách:
Về phương diện nghệ thuật, hình như người An Nam chưa từng ấp ủ những hoài bão lớn lao: những cung điện nguy nga, những đền đài đồ sộ chưa từng xuất hiện trong dự phóng người xứ này, cũng có thể là ngoài tầm những phương tiện họ có trong tay. Nhưng ngược lại, họ lại rất chăm chút tô điểm cho những ngôi chùa nhỏ nhắn, những ngôi nhà thấp bé và thiếu ánh sáng. Những đường mái, các trụ cổng hay bức bình phong che chắn, tất cả đều được trang trí với những màu sắc chói sáng, thậm chí là rất sặc sỡ, nhưng lại như hòa điệu vào sắc màu của phong cảnh, với ánh sáng nhiệt đới. Về mặt nội thất, gỗ của trụ cột được bào nhẵn thật công phu sáng láng màu tự nhiên hoặc lóng lánh do khảm xà cừ hay sơn son thếp vàng. Các vách ngăn, cửa ra vào, xà nhà, tủ bàn đều được chạm trổ với những đường cong nét lượn tinh tế, những điểm xuyết lá cành thanh thoát hay chạm lộng thật tỉ mỉ: những vật trang trí nhỏ đây đó, tinh tế và cầu kỳ, tô điểm thêm cho sập bàn, hay được cất giữ kỹ lưỡng trong rương hòm của gia đình. Chính những trang hoàng tô điểm như vậy sẽ là chủ điểm chúng tôi nghiên cứu trình bày trong một tuyển tập, nay được giới thiệu cho bạn bè thân hữu của Hội Đô thành Hiếu cổ.
Một nghiên cứu như vậy sẽ tuần tự phơi bày ra trước nhãn quan của chúng ta những công trình chế tác của các thợ nghề đúc, nghề chạm khắc gỗ, nghề rường và mộc, nghề họa và trang trí trong xây dựng, hay nói theo cách nôm na của người An Nam là nghề thợ nề. Nếu xét cần thiết, sẽ bổ sung thêm về nghề thêu, nghề kim hoàn, nghề đan sáo, nghề họa thư pháp, theo đó cung cấp thêm một số họa tiết mà nghệ nhân An Nam vận dụng.
Như vậy, tôi chỉ kể ra một số trong những nghề mà con người nghệ sĩ hòa vai vào với công việc của nghệ nhân.
Ta có thể nói, ở xứ An Nam, nghệ thuật tầm vóc lớn không hiện hữu. Chúng ta có thể bắt gặp trên bức tường của đền miếu vài hình ảnh tín thờ của các vị Bồ Tát, chân dung xưa của các vị sư trú trì. Những bức bằng giấy vẽ hoa lá, muông thú, cảnh vật, tô điểm cho nội thất những gia đình khá giả, trên bàn thờ tổ tiên thì có tượng Phật trang trọng hay những hình ảnh liên quan đến đạo Lão. Ở các lăng miếu của hoàng gia, ở hai bên sân điện thờ, tượng của quan lại, voi, ngựa được xếp thẳng hàng.
Để minh họa, chúng tôi sẽ cho sao in lại một số mẫu hiện vật đúng nghĩa là những tác phẩm điêu khắc hay hội họa. Nhưng theo với lối trình bày thể hiện thì những bức tượng và bức họa này thiên nhiều hơn về nghệ thuật trang trí. Và như vậy, về cơ bản, chúng tôi sẽ chủ yếu nghiên cứu các chủ đề họa tiết của nghệ thuật trang trí của người An Nam.
Muôn loài muôn vật mà người nghệ sĩ An Nam tạc vào vật liệu gỗ hay đồng, được thể hiện trên mái nhà hay tạo hình trên một mảng tường, đều vì mục đích trang trí. Đường hoa văn hay một dải uyển chuyển uốn lượn, hoa lá hay muông thú, rồng bay phượng múa cũng như con lân chắc nịch hay chú rùa to bè, tất cả đều được thu rút hay kéo giãn ra, bắt cong uốn hay co quắp lại, tất cả chỉ với mục đích tạo hiệu ứng mong muốn, sao cho hình ảnh vận dụng kết thúc độ cong của một đường mái, khép mình vào một góc kiến trúc, bao trùm hết một đầu mút của xà nhà, sao cho không vượt ra khỏi một tấm nền hẹp hay là phủ đầy hết mặt trên của một chiếc hộp. Tương tự như những thân cây thấp nhỏ mà người ta công phu nhẫn nại gập cành uốn nhánh tạo hình, sao cho thân cây không thoát ra khỏi chậu cảnh hay vượt ra khỏi khối đá từ đó cây đã bắt rễ.
Nghệ nhân An Nam, với sự chuyên tâm chuyên chú như thế bộc lộ rõ khắp mọi nơi, đã biết khai thác những hiệu ứng mỹ mãn nhất từ những họa tiết. Vận dụng hình ảnh con rùa có lẽ là thách thức lớn nhất. Rùa đương nhiên thích hợp cho vai trò làm giá đỡ cho những tấm bia: hoàn toàn thích ứng với chức năng này, làm cho những tấm bia trông nhìn cân bằng bền vững, trường cửu như chính sự trường thọ của con vật. Nhưng khi muốn vận dụng rùa vào một trang trí điểm nhấn, ở đầu mút của một đường mái bên, thay cho con rồng uyển chuyển hay một đường hoa văn thanh mảnh, rùa với cái mai tròn trịa lại chẳng giúp ích được gì. Gặp tình huống như vậy, cổ rùa cụt ngắn như được kéo giãn ra trong chừng mức có thể: người nghệ nhân vận dụng nối thêm vào miệng rùa một dải lụa, một vòng khói hay một xoắn nước.
Tải PDF tài liệu học tập đang trở thành lựa chọn phổ biến cho sinh viên và người đi làm nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tài liệu PDF cung cấp nhiều nội dung từ sách PDF, tài liệu nghiên cứu, đến giáo trình chuyên ngành, giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập trên các thiết bị số. Việc sử dụng tài liệu PDF không chỉ giúp tăng cường kiến thức mà còn hỗ trợ học tập và làm việc hiệu quả hơn.